Kiến nghị nhiều giải pháp phát triển du lịch TP.HCM

(PLO)- Theo đó, Sở Du lịch tiếp tục kiến nghị các cấp tạo hành lang thông thoáng với nhiều đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành du lịch năm 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Sở Du lịch TP.HCM đã có văn bản về kết quả Tọa đàm đối thoại doanh nghiệp (DN) lữ hành, điểm đến, vận chuyển năm 2023.

Qua đó, Sở Du lịch đã có nhiều kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ban ngành triển khai giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch năm 2024.

Hàng loạt khó khăn

Về phát huy sản phẩm du lịch đặc trưng, DN mong muốn Sở Du lịch tiếp tục kiến nghị các cấp tạo hành lang thông thoáng để phát triển sản phẩm du lịch.

Đồng thời các quận, huyện cần triển khai chương trình “Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng” đến các phường, xã để tạo sự lan tỏa và đẩy mạnh sự phối hợp giữa doanh nghiệp và địa phương.

Nhằm hỗ trợ DN vận chuyển du lịch đường thủy, các DN kiến nghị cần có phương án hỗ trợ trong việc nạo vét, vớt lục bình tại các kênh rạch, đặc biệt là tuyến thủy nội địa Nhiêu Lộc – Thị Nghè và sông Sài Gòn, tạo điều kiện để DN quảng bá, hướng đến hình ảnh xanh, sạch, đẹp trong mắt người dân và du khách.

TP tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, dễ tiếp cận các điểm đến, thêm nét đặc sắc cho từng cung đường tour tuyến.

TP.HCM cần đầu tư nhiều bến bãi để phát triển du lịch đường thủy. Ảnh: THU TRINH.
TP.HCM cần đầu tư nhiều bến bãi để phát triển du lịch đường thủy. Ảnh: THU TRINH.

Về hoạt động xúc tiến, ngành du lịch TP.HCM cần tham gia quảng bá tại các chương trình sự kiện quốc tế lớn của thế giới như: World travel market (WTM) tại Anh, hội chợ ITB tại Đức… Do đó, kế hoạch xúc tiến năm cần gửi sớm cho DN du lịch để chủ động xây dựng kế hoạch tham gia cùng ngành du lịch.

Các chương trình của TP nhiều, tuy nhiên còn nhiều hạn chế đa số mang tầm địa phương và chưa có sự kiện mang tính khu vực.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt thuyết minh viên tại các điểm tham quan du lịch rất nhiều. Vì vậy, các điểm tham quan cần xây dựng bộ thuyết minh chuẩn để phục vụ cho công tác đào tạo nhân sự mới được tuyển dụng và các hướng dẫn viên du lịch để khắc phục tình trạng yếu và thiếu thuyết minh viên tại điểm nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn.

Liên quan đến các trường hợp du khách bỏ trốn khi du lịch ở nước ngoài, theo DN, Điều 9 Luật Du lịch (năm 2017) chưa thể hiện rõ việc bảo vệ DN lữ hành trong việc tổ chức đưa khách hàng và quản lý khách hàng ở nước ngoài.

Do đó, DN kiến nghị sở đề xuất cơ quan quản lý bổ sung, sửa đổi luật để hỗ trợ DN du lịch tự tin thúc đẩy phát triển khách du lịch.

Bên cạnh đó, DN lữ hành đề xuất tiếp tục gia hạn giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Du lịch đường sông nhiều cơ hội bứt phá

Trao đổi với PV, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, trong năm 2024, Sở Du lịch tiếp tục kiến nghị UBND TP.HCM về cơ sở hạ tầng phục vụ sản phẩm dịch vụ về đêm qua đó hình thành sản phẩm xuyên suốt và show biểu diễn hoành tráng. DN tham gia để sản phẩm du lịch được vận hành phục vụ nhu cầu người dân và du lịch.

Theo ông Hòa, du lịch đường sông sẽ có cơ hội bứt phá phát triển mạnh mẽ trong năm 2024. Hầu như TP đã thống nhất quy hoạch điểm đến để DN tham gia đầu tư vào bến bãi.

du-lich-1.jpg
Khách du lịch tham quan vườn nho trong mô hình Suối Tiên Farm tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (TP Thủ Đức). Ảnh: THU TRINH.

Ngoài ra, Sở Du lịch cũng kiến nghị UBND TP.HCM một số giải pháp phát triển du lịch trong năm 2024.

Về phía UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình “Mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng” đến các phường, xã, chủ động phối hợp với điểm tham quan.

Sở GTVT cần tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, có phương án hỗ trợ trong việc nạo vét, vớt lục bình tại các kênh rạch đặc biệt là tuyến Nhiêu Lộc – Thị Nghè và sông Sài Gòn nhằm tạo điều kiện cho DN du lịch khai thác.

Ngoài ra, Sở TN-MT cần phối hợp với UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch; có giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống nhà vệ sinh công cộng.

Sở Du lịch cho biết, Sở VH-TT cần hướng dẫn các bảo tàng công lập và tư nhân phương hướng kinh doanh dịch vụ về đêm để phục vụ khách du lịch; đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ tình trạng “đóng băng” về luật sử dụng tài sản công ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm