Bình chữa cháy là "thần hộ mệnh" không thể thiếu trong mỗi chiếc ô-tô, tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách thì chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành một "trái bom nổ chậm" gây nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi bên trong.
Đây được coi là nơi tiềm ẩn nhiều khả năng gây rủi ro nhất. Nhiên liệu được vận chuyển qua các đường ống dẫn nối từ buồng chứa nhiên liệu sang buồng đốt. Sau một quá trình sử dụng, các ống dẫn bị cũ có thể bị rạn nứt, các mối nối bị ăn mòn, han gỉ.
Từ đó, nhiên liệu sẽ bị rò rỉ qua các kẽ hở, lan tỏa và bám vào trong khoang máy. Trong trường hợp chập điện hoặc nhiệt độ khoang máy tăng cao sẽ làm cho nhiên liệu rò rỉ bị bốc cháy
Khi khoang máy dính nhiều dầu mỡ do lâu ngày không vệ sinh, bắt gặp tia lửa điện từ dây cao áp rò ra sẽ tức khắc gây cháy cho chiếc xe.
Lời khuyên từ các chuyên gia Theo tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật, người sử dụng trước tiên nên tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh sạch sẽ khoang máy thường xuyên. Luôn đảm bảo dầu bôi trơn và nước làm mát trong tình trạng tốt. Lựa chọn các cơ sở sửa chữa có uy tín để thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa khi cần thiết. Trong trường hợp phải thay thế trang thiết bị, phụ kiện cho chiếc xe, cần xem xét kỹ nguồn gốc và các chỉ số kỹ thuật của thiết bị mới có phù hợp hay không. Không để các chất gây cháy nổ trong xe. Tuyệt đối không để bật lửa ga trong xe do chất lượng của đa số các loại bật lửa ga hiện nay rất kém, dễ bị nổ khi va đập hoặc nhiệt độ ngoài quá nóng. Đỗ xe ở nơi râm mát, tránh những địa điểm có chất dễ cháy như rơm, cây khô, giấy vụn… Cố gắng tránh đỗ xe ngay dưới trời nắng nhằm tiết kiệm nhiên liệu cũng như phòng cháy trong trường hợp xe bị rò nhiên liệu. Trước mỗi chuyến đi nên kiểm tra thật kỹ lốp xe. Bởi với nhiệt độ mặt đường cao cộng với ma sát lớn khi đi ở tốc độ cao dẫn đến áp suất lốp tăng vọt rất dễ bị vỡ nếu lốp yếu. |