'Gói 26.000 tỉ là chiếc cầu bắc qua dòng nước xiết'

Ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đánh giá, gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do COVID-19 là bước đi quan trọng hướng tới việc mở rộng độ bao phủ, tăng cường hiệu quả của các gói hỗ trợ của Chính phủ.

"Giờ là lúc chúng ta cần chờ đợi quá trình thực hiện để có thể đánh giá mức độ thành công của chính sách mới này" - vị chuyên gia này nói. 

Vị chuyên gia này cho rằng người dân Việt Nam không nên nhìn nhận các gói hỗ trợ kinh tế trên khía cạnh chi phí, mà nên coi đó chính là sự đầu tư.

Đây là chiếc cầu bắc qua dòng nước xiết, giúp bình ổn nền kinh tế, giúp các gia đình không bị rơi vào nghèo khó, đất nước hồi phục nhanh hơn và mạnh mẽ hơn từ cơn bão COVID-19 này.

"ILO luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19" - ông André Gama chia sẻ. 

Từ đó, ông André Gama cho biết ILO đánh giá các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đang đi đúng hướng, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai chương trình ngay cả khi làn sóng COVID-19 đang diễn tiến phức tạp.

ILO nhìn nhận các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đang đi đúng hướng. Ảnh: PHONG ĐIỀN

Ngoài ra, vị chuyên gia của ILO phân tích, nhiều chính phủ trên thế giới đang mở rộng cánh cửa đăng ký để người lao động phi chính thức có thể tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bằng cách miễn giảm đóng góp và cho họ được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ COVID-19 nhất định.

Nếu Việt Nam có thể áp dụng một sáng kiến tương tự, điều đó sẽ trở thành thành tố quan trọng bổ sung cho các nỗ lực hiện tại, đạt được mục tiêu che phủ BHXH đặt ra trong Nghị quyết 28 năm 2018 (về cải cách chính sách BHXH hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân).

Ông André Gama khuyến nghị, hiện Chính phủ đang thảo luận sửa đổi Luật BHXH, Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này để suy ngẫm xem làm thế nào có thể đẩy mạnh hệ thống an sinh xã hội, để có khả năng đối phó tốt hơn với những thách thức trong tương lai.

Cụ thể, nếu có thể giúp hệ thống an sinh xã hội có khả năng phản ứng tốt hơn với các cú sốc, chúng ta sẽ có thể đảm bảo nếu xảy ra khủng hoảng lần tới, Chính phủ sẽ không phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay khi triển khai hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng. 

Đồng thời, để chèo lái con thuyền vượt qua giông bão, Chính phủ cần thảo luận để tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa các phương diện khác nhau đó.

Trong quá trình này, cần ghi nhớ biện pháp hỗ trợ tiền mặt cho người lao động có thể tạo ra những tác động tích cực trong ngắn hạn đối với nền kinh tế, như những gì trên thế giới đã cho thấy.

Giám đốc ILO Việt Nam nói về tiền lương
Giám đốc ILO Việt Nam nói về tiền lương
(PLO)- Vai trò đàm phán tiền lương tốt hơn, công đoàn góp phần tạo ra một thị trường nội địa lớn hơn, và sự phát triển kinh tế cân bằng hơn, dẫn tới sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm