Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Huỳnh Văn Hạnh:

‘Làm tất cả để phục vụ người dân’

Trung bình một ngày Sở Tư pháp TP tiếp nhận khoảng 800 hồ sơ hành chính các loại, đây là số lượng phải giải quyết khá lớn. Vì thế ông Huỳnh Văn Hạnh luôn nhắc nhở cán bộ, công chức phải chú ý đến công tác cải cách hành chính. Bởi ngoài việc thể hiện tốt vai trò là cơ quan tham mưu cho TP trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp luôn phải được chú trọng.

Ông Hạnh nói: “Công chức ngành tư pháp TP luôn xác định là người phục vụ để giúp và gỡ vướng về pháp lý cho người dân, doanh nghiệp, chứ không phải là nơi để ban ơn”.

Phải nêu gương, không hô hào khẩu hiệu

. PV: Hình ảnh không ít ngày dù đã 18-19 giờ nhưng các phòng làm việc của Sở Tư pháp TP.HCM vẫn sáng đèn, nhiều cán bộ, công chc vn mit mài đọc h sơ, bàn phím. Vậy đó thái độ phc v hay là do công việc quá tải, thưa ông?

+ Ông Huỳnh Văn Hạnh: Tôi cho rằng vì cả hai. Trước hết là biên chế của Sở trong ba năm nay đã giảm 13% mà không có chủ trương được tuyển thêm người trong khi khối lượng công việc ngày càng tăng. Đặc biệt là bộ phận giải quyết thủ tục hành chính đến ngày giờ đã hẹn là phải hoàn tất hồ sơ, nếu không thì phải gửi thư xin lỗi theo quy định.

Tuy nhiên, cũng chính vì hoàn cảnh khó khăn ấy mà tính chuyên nghiệp và sự phục vụ của cán bộ, công chức tăng lên. Vì quá tải nên phải làm thêm giờ để đúng hẹn hồ sơ nhưng ngược lại, việc làm thêm giờ cũng thể hiện thái độ tôn trọng người dân, doanh nghiệp để thực hiện tốt những cam kết với tâm thế của người phục vụ.

Nhiều người dân, doanh nghiệp từng đến làm hồ sơ đánh giá rằng cán bộ tư pháp tại TP.HCM ngày càng chuyên nghiệp và tận tình. Từ chỗ ngồi làm việc, nơi tiếp dân cho đến cung cách của cán bộ hướng dẫn hồ sơ đều có trách nhiệm cao. Vậy theo ông kết quả ấy có được là do đâu?

+ Theo tôi đây là kết quả của nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết là vấn đề con người. Sở đã chú trọng trong chất lượng tuyển chọn nhân sự ngay từ đầu vào. Quá trình làm việc Sở cũng xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng, được đào tạo bài bản nên kiến thức nền tảng tốt. Chúng tôi cũng thường xuyên giáo dục về tư tưởng, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, sự gương mẫu, nêu gương của người đứng đầu tại phòng, đơn vị và ban giám đốc Sở. Nếu anh em không trực tiếp nhìn thấy cấp trên mình chuẩn trong tác phong và công việc thì sẽ khó thuyết phục được họ.

Ngoài ra, trong điều kiện kinh phí hạn hẹp nhưng Sở luôn dành phần kinh phí thỏa đáng để trang bị cơ sở, vật chất để tạo điều kiện tốt nhất phục vụ người dân. Thực hiện nhiều giải pháp trong cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết hồ sơ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở công chức về tinh thần, thái độ phục vụ…

Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Huỳnh Văn Hạnh cùng với Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Luang Prabang (Lào) Myxay Xaycoyangchongtua trong một lần dạo bộ trên phố Nguyễn Huệ. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tạo điều kiện để thu hút người tài

. Thực tế cho thấy có hiện tượng cán bộ nói chung còn sợ trách nhiệm, không dám quyết định đùn đẩy trong gii quyết công vic hng ngày. Ông có trăn trở gì về công tác cán bộ, công tác tư pháp hiện nay?

+ Trăn trở thì tôi có nhiều nhưng làm thế nào để thu hút được người tài luôn là vấn đề phải suy nghĩ. Hiện nay lương và chế độ đãi ngộ của công chức nói chung và ngành tư pháp nói riêng chưa tương xứng với sức làm việc của họ.

Dù HĐND TP.HCM đã triển khai Nghị quyết 03/2018 theo hướng tăng thêm thu nhập cho công chức nhưng sự chêch lệch giữa lương, thu nhập giữa khu vực tư và công vẫn còn cao, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cạnh đó, công việc quá tải là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP. Việc này khiến công chức phải căng mình “chạy theo” để giải quyết sự vụ phát sinh hằng ngày. Cũng vì vậy mà anh em sẽ không có thời gian đầu tư, nghiên cứu chuyên sâu, học tập nâng cao trình độ theo nhu cầu, đồng thời áp lực công việc cũng dễ dẫn đến sai sót.

. Ông có đề xuất gì để công tác tư pháp ngày càng tốt hơn?

+ Về công tác tư pháp, trước đây theo Điều 9 Nghị định 55-2011 của Chính phủ thì tại TP.HCM 14 sở ngành phải có phòng pháp chế (đã thành lập được 11 phòng). Nhưng sau đó thông tư của các bộ ngành thì lại không quy định về phòng pháp chế nữa nên những nơi đã thành lập thì hầu như phải giải tán hoặc nhập vào bộ phận khác.

Đây là điều tôi rất tiếc bởi công việc nào, đơn vị nào thì trong công tác cũng cần chặt chẽ về quy định. Từng sở ngành mà được tham mưu chặt chẽ thì khi trình cho UBND TP các đầu việc sẽ không bị hổng về hành lang pháp lý. Tôi rất muốn khôi phục lại quy định về pháp chế sở ngành này.

Cố gắng luôn là nơi tham mưu chắc về pháp lý

. Cơ chế đặc thù, xây dựng chính quyền đô thị thông minh là chủ trương lớn của TP.HCM trong năm 2018 nhng năm tiếp theo. Sở Tư pháp TP là một trong những đơn v nòng ct giúp UBND TP xây dựng hành lang pháp lý để thực hiện đề án này. Vậy những công việc nào là trọng tâm mà Sở đang và sẽ đảm nhiệm?

+ Phải nói đây là nội dung có rất nhiều đầu việc và chúng tôi đã và sẽ tham gia tích cực theo chuyên môn của mình. Một nội dung quan trọng là Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ và các sở ngành liên quan xây dựng đề án ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn. Trong năm 2018 UBND TP đã ban hành hai quyết định về việc UBND TP ủy quyền cho các sở ngành và UBND quận/huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UB và UBND TP ủy quyền cho thủ trưởng các sở ngành, chủ tịch UBND các quận/huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND TP.

Sắp tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp nghiên cứu để xây dựng dự thảo danh mục kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục phân cấp, ủy quyền cho TP.HCM được thực hiện thí điểm những vấn đề mới phát sinh mà quá trình phát triển đặt ra nhưng chưa có quy định hoặc quy định không còn phù hợp nữa.

. Ông có thể cho biết định hướng phát triển của Sở Tư pháp trong năm 2019?

+ Trong rất nhiều nội dung thì chúng tôi tập trung vào sáu nhiệm vụ trọng tâm. Đó là làm tốt vai trò tham mưu cho chính quyền TP nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực thi thể chế pháp luật, tạo hành lang pháp lý phù hợp và ổn định cho sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội của TP; đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, bám sát nhu cầu xã hội và yêu cầu nhiệm vụ của TP và phù hợp với từng đối tượng; thực hiện tốt vai trò tham mưu quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; thực hiện xã hội hóa theo lộ trình và bảo đảm chất lượng việc cung cấp các dịch vụ công; Chăm lo tốt hơn nữa cho đời sống cả về vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức ngành tư pháp.

Sở cũng sẽ chú trọng việc đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước của ngành tư pháp, trong đó tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân như hộ tịch, quốc tịch, công chứng, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực ngành tư pháp TP và đội ngũ cán bộ pháp chế sở ngành của TP. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

. Xin cám ơn ông.

Tiện lợi với thủ tục kết hợp

Năm 2018 Sở Tư pháp đã triển khai thành công việc kết hợp các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả một lần kết hợp các thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp (LLTP). Nếu như trước đây người đi làm thủ tục hành nghề luật sư, thừa phát lại, công chứng, thanh lý quản lý tài sản… thì bắt buộc phải xin cấp phiếu LLTP trước, có kết quả rồi mới kẹp vào hồ sơ rồi đi làm tiếp. Nhưng từ nay họ chỉ làm một lần sẽ được cả hai thủ tục này.

Riêng về việc cấp phiếu LLTP, Sở đã thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu tra cứu, xác minh LLTP qua đường truyền Internet (thay thế cho việc chuyển hồ sơ xác minh bằng giấy). Thậm chí người yêu cầu chỉ cần ngồi nhà giao hồ sơ cho nhân viên bưu điện, sau khi có kết quả thì họ sẽ mang đến trả tận nhà.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm