Theo vị này, lý do vì nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư từ một mô hình thống nhất đã có sự phân công cho các cơ sở đào tạo của Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Theo đó, Học viện Tư pháp được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn bổ nhiệm cả ba chức danh nói trên nhưng Trường ĐH Kiểm sát cũng có chức năng đào tạo nghề (điều tra viên, kiểm sát viên). Tương tự, các trường thành lập trong tương lai của TAND Tối cao và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng sẽ có những chức năng đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán và luật sư…
“Mục đích của việc ban hành pháp lệnh là nhằm tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh thống nhất, đồng bộ những vấn đề chung trong công tác đào tạo các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn lực tư pháp có chất lượng cao để thực hiện nguyên tắc tranh tụng. Do vậy, để đạt được mục đích của việc ban hành pháp lệnh này rất cần sự bàn bạc, thống nhất cao giữa các ngành. Tuy nhiên, cuộc họp ban soạn thảo lần này lại thiếu vắng sự hiện diện của hai đại diện TAND Tối cao và VKSND Tối cao” - vị thành viên thường trực tổ biên tập nói.
Dự kiến pháp lệnh sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 7-2015.
Đ.MINH