Lý do số lượng tuyến xe buýt ở TP.HCM giảm dần

Tạm ngưng 12 tuyến xe buýt

Theo Sở GTVT, tính đến nay trên địa bàn TP có 127 tuyến xe buýt hoạt động. Trong đó, có 90 tuyến xe buýt có trợ giá và 37 tuyến không trợ giá. Mật độ mạng lưới tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP.HCM khoảng 1 km/km2 (vẫn còn rất thấp so với trị số chuẩn 2-2,5 km/ km2). Sở GTVT TP nhận định khả năng tiếp cận của xe buýt với người dân TP là chưa cao.

xe-buyt

Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiến hành đấu thầu 20 tuyến xe buýt. Ảnh: TN.

Hệ thống xe buýt kết nối với các tỉnh lân cận hiện nay có 27 tuyến như: Bình Duơng, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bà Rịa- Vũng Tàu…Trong đó, đảm bảo 100% các cảng hàng không, nhà ga, bến xe khách loại II trở lên đều có các tuyến xe buýt kết nối.

Sở GTVT đã hình thành hệ thống điểm trung chuyển tại các đô thị lớn đảm bảo kết nối giữa đường vành đai với các trục hướng tâm và kết nối giữa hệ thống đường sắt đô thị với mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Qua quá trình hoạt động, tại TP.HCM đã hình thành điểm trung chuyển xe buýt lớn tại Bến Thành (đây là trạm trung chuyển hành khách công cộng lớn nhất, quan trọng nhất trong mạng lưới xe buýt tại TP với hơn 150.000 lượt hành khách/ngày).

Sở GTVT đánh giá trong thời gian gần đây số lượng tuyến xe buýt có xu hưởng giảm dần. Đây cũng là kết quả của việc rà soát, sắp xếp lại mạng lưới tuyến phù hợp, giảm độ trùng lắp không cần thiết và tăng độ bao phủ của mạng lưới tuyến xe buýt trong TP.

Cụ thể, năm 2019, Sở GTVT đã công bố tạm ngưng hoạt động ba tuyến xe buýt có trợ giá (96, 66, 51) và ngưng hoạt động ba tuyến xe buýt không trợ giá (119,159,42).

Năm 2020, Sở GTVT tiếp tục rà soát công bố tạm ngưng hoạt động năm tuyến xe buýt có trợ giá (54, 2, 11, 144. 17) và ngưng hoạt động một tuyến xe buýt không trợ giá (63), chuyển hai tuyến từ có trợ giá thành không trợ giá.

Nghiên cứu mở rộng 20 tuyến xe buýt

Theo Sở GTVT thời gian tới, với mục tiêu phục nhu cầu người dân khu vực huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Thạnh, quận 9, quận Thủ Đức và các tỉnh lân cận, Sở GTVT nghiên cứu dự kiến mở rộng 20 tuyến xe buýt theo danh mục mạng lưới tuyến đã được UBND TP công bố.

Về phương thức đấu thầu khai thác các tuyến xe buýt, trước mắt Sở GTVT sẽ triển khai tổ chức đấu thầu đợt 1 trên bốn tuyến xe buýt có trợ giá (1, 15, 65 và 152) theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới tại chương trình cho vay hỗ trợ chính sách phát triển cho ngân sách TP. Sở GTVT đã phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật khai thác và dự toán kinh phí trợ giá. Hiện nay đang triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu, dự kiến hoàn thành trong quý IV-2020.

Đợt 2 số lượng tuyến đấu thầu là hai tuyến, gồm số 4 và 43. Hiện Sở GTVT đã phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kể kỹ thuật khai thác, dự toán kỉnh phí trợ giá.

Tương tự, đợt 3 Sở GTVT sẽ đấu thầu là 15 tuyến, trong đó mở mới 6 tuyến mở mới. Đợt 4 đấu thầu là 10 tuyến, gồm 6 tuyến hiện hữu và 4 tuyến mở mới. Đợt 5 sẽ đấu thầu 9 tuyến. Tất cả các đợt này dự kiến hoàn thành trong quý IV-2020.

Đợt 6, Sở GTVT đấu thầu 7 tuyến, trong đó có bốn tuyến mới, dự kiến thời gian lựa chọn nhà thầu trong quý I-2021.

Quảng cáo xe buýt không hiệu quả

Từ năm 2017, hệ thống xe buýt của TP.HCM được phê duyệt đề án quảng cáo trên phương tiện giao thông (xe buýt) trên địa bàn TP.HCM.

Đến cuối năm 2017, Trung tâm đã triển khai quảng cáo trên 492 phượng tiện trên 25 tuyến xe buýt, thu về ngân sách TP 58,3 tỉ đồng/năm.

Từ năm 2018 đến nay, việc triển khai đấu giá khai thác quảng cáo ngoài thân xe buýt trên các tuyến còn lại gặp nhiều khó khăn do hiện nay có nhiều loại hình quảng cáo như: quảng cáo ngoài trời, pano tấm lớn, nhà chờ xe buýt, trụ dừng xe buýt…..Do đó, xe buýt không là kênh ưu tiên chọn lựa.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm