Theo Hindustan Times, nếu bạn đang cố gắng giảm cân, giấc ngủ có thể đóng vai trò quan trọng không kém như thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục.
Chúng ta thường bỏ qua giấc ngủ và không bao giờ dành cho nó sự quan tâm xứng đáng.
Theo The Journal of Clinical Sleep Medicine, ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc các kết quả có hại cho sức khỏe như tăng cân, béo phì, bệnh tim, trầm cảm hoặc thậm chí đột quỵ.
Do đó, cả việc ngủ không sâu giấc và thiếu ngủ đều có khả năng ảnh hưởng xấu đến khả năng giảm cân của một người.
Thiếu ngủ có thể khiến bạn khó giảm cân và thậm chí khiến bạn tăng cân. Ảnh: Pexels |
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ không đủ giấc mỗi đêm có liên quan đến lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn.
Dường như có một mối tương quan nghịch đảo rằng, ngủ càng ít thì lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều.
Nếu bạn đang thiếu calo (tức là đang ăn kiêng), ngủ không đủ giấc cũng có nghĩa là bạn đang giảm nhiều khối lượng nạc hơn là khối lượng mỡ, điều này không lý tưởng.
Ngủ ít hơn 3 giờ mỗi đêm (tức là 5,5 giờ thay vì 8,5 giờ) khi ăn kiêng dường như có liên quan đến tác dụng phân chia chất dinh dưỡng không thuận lợi, do đó, khối lượng nạc bị mất nhiều hơn trong quá trình giảm cân hơn là khối lượng mỡ.
Thiếu ngủ ngắn hạn đã được chứng minh là làm tăng cảm giác đói do làm tăng hormone đói, leptin (là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ), đặc biệt là khi ăn kiêng. Điều này dẫn đến lượng calo nạp vào tăng 20%.
Ngoài ra, còn có mối tương quan giữa các kiểu ngủ bất thường và hội chứng chuyển hóa.
Trong đó, giấc ngủ ít hoặc kém có tương quan thuận với việc xuất hiện các bệnh đi kèm của hội chứng chuyển hóa (kháng insulin, tăng huyết áp, béo phì) và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một tác động khác có thể là độ nhạy insulin kém và tăng nguy cơ tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường.
Vì vậy, về tổng thể, ngủ không đủ giấc có thể có những tác động tiêu cực đến nỗ lực giảm cân, trọng lượng cơ thể và sức khỏe tổng thể của bạn, theo Hindustan Times.