Theo ông, tình trạng khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp chỉ là phần nổi của tảng băng. Sự thật là nền kinh tế châu Âu đã bị cướp phá bởi các nhà lãnh đạo chính trị và trở thành một nền kinh tế “ảo”.
Nội chiến Hy Lạp sẽ xảy ra nếu khủng hoảng vẫn kéo dài
Nền kinh tế thực chất của thế giới hiện trị giá 73 ngàn tỷ euro. Tuy nhiên, lượng giá trị này chỉ chiếm 2 % trong nền kinh tế tổng thể của thế giới. Trong khi đó, 98% còn lại nằm trong một dạng nền kinh tế “ảo” không tạo ra của cải vật chất mà chỉ tạo ra các cuộc khủng khoảng tài chính liên tiếp.
Nói cách khác, có hai nền kinh tế khác nhau. Nền kinh tế thực phụ thuộc vào lực lượng lao động, còn nền kinh tế ảo nhân tạo được hình thành bởi các thuật toán tài chính và máy móc.
Tuy nhiên, đích đến cuối cùng của nền kinh tế ảo này lại có thể đưa toàn bộ nền kinh tế thế giới lam vào cảnh nợ nần và dễ dàng mất kiểm soát.
Chủ tịch nghị viên châu Âu Martin Shulz cho biết, nếu Hy Lạp không thể đạt được những thỏa thuận để giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ công thì tương lai của Eurozone có thể gặp nguy.