Nóng Nga-Ukraine sáng 17-5: Lính Ukraine ở nhà máy Azovstal được đưa đến khu vực Nga kiểm soát

(PLO)- Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã đồng ý sơ tán các binh sĩ Ukraine đang trú ẩn dưới những căn hầm bên dưới nhà máy thép Azovstal ở TP Mariupol đến thị trấn Novoazovsk do Nga kiểm soát ở Ukraine.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tình hình tại Ukraine

. Hãng tin Reuters dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã đồng ý sơ tán các binh sĩ Ukraine bị thương đang trú ẩn dưới những căn hầm bên dưới nhà máy thép Azovstal ở TP Mariupol đến một cơ sở y tế ở thị trấn Novoazovsk (Ukraine) do Nga kiểm soát.

"Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận về việc sơ tán những người bị thương. Một hành lang nhân đạo đã được mở, các quân nhân Ukraine bị thương đang được đưa đến một cơ sở y tế ở Novoazovsk” - Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 16-5.

Khói bốc lên từ nhà máy thép Azovstal ở TP Mariupol, Ukraine, vào ngày 2-5. Ảnh: REUTERS

Khói bốc lên từ nhà máy thép Azovstal ở TP Mariupol, Ukraine, vào ngày 2-5. Ảnh: REUTERS

. Cùng ngày, theo hãng tin AP, quân đội Ukraine xác nhận thông tin của Bộ Quốc phòng Nga và cho biết hơn 260 binh sĩ của nước này đã được sơ tán khỏi nhà máy thép Azovstal và đưa đến các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Nga, bao gồm 53 người bị thương nặng đang được điều trị tại bệnh viện ở Novoazovsk.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết thêm rằng 211 binh sĩ khác cũng đã được sơ tán đến khu vực Olenivka thông qua một hành lang nhân đạo. Bà khẳng định sẽ có một cuộc trao đổi với phía Moscow để có thể đưa họ về nhà.

Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky giải thích việc sơ tán các binh sĩ khỏi Azovstal và đưa đến vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát là “để cứu mạng họ”. Ông nói: "Những người bị thương nặng đang được trợ giúp y tế. Ukraine cần những người hùng của họ còn sống. Đó là nguyên tắc của chúng tôi. Công việc sơ tán này đòi hỏi sự khéo léo và thời gian”.

Chính quyền Hungary đến nay vẫn chưa đưa ra quyết định về việc cấm nhập khẩu dầu Nga. Ảnh: AFP

Chính quyền Hungary đến nay vẫn chưa đưa ra quyết định về việc cấm nhập khẩu dầu Nga. Ảnh: AFP

. Hãng thông tấn Ukraine Ukriform dẫn thông tin từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội Nga đang tập trung lực lượng vào hướng khu vực Donetsk và cố gắng kiềm chế các cuộc tấn công của quân Ukraine ở phía bắc TP Kharkiv.

. Theo đài RT, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhiều khu dân cư ở các thành phố phía tây nam của Nga như Belgorod, Bryansk và Kursk đã phải hứng chịu các cuộc tấn công từ phía Ukraine. Riêng tại Belgorod, đến nay đã có gần 300 ngôi nhà bị hư hại.

"Trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến dịch quân sự, 281 ngôi nhà ở vùng Belgorod đã bị hư hại, chúng tôi đã sửa chữa 126 ngôi nhà" - lãnh đạo Belgorod cho hay hôm 16-5.

Phần còn lại của một chiếc trực thăng Nga bị phá hủy tại vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 16-5. Ảnh: AP

Phần còn lại của một chiếc trực thăng Nga bị phá hủy tại vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 16-5. Ảnh: AP

Động thái các bên

. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm 16-5 đã kêu gọi EU (Liên minh châu Âu) vượt qua sự phản đối của Hungary đối với lệnh cấm vận dầu Nga và sau đó tìm cách "loại bỏ” tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Moscow nhằm “bỏ đói bộ máy chiến tranh của họ”.

“Thời gian không còn nhiều nữa, hàng ngày Nga vẫn tiếp tục kiếm tiền và đầu tư số tiền này vào cuộc chiến. Lệnh cấm vận dầu mỏ cuối cùng cũng phải được thực hiện, câu hỏi đặt ra lúc này là khi nào và EU sẽ chấp nhận cái giá phải trả ra sao để điều đó xảy ra” - ông Kueba nói.

Ông cũng kêu gọi khối 27 quốc gia chuyển sang gói trừng phạt thứ bảy để "loại bỏ hàng xuất khẩu của Nga" và giáng đòn mạnh vào kho bạc của Tổng thống Vladimir Putin.

Cảnh sát và người dân Ukraine đang sơ tán thi thể của một dân thường thiệt mạng trong đợt pháo kích của Nga tại làng Malaya Rohan, ngoại ô Kharkiv, ngày 16-5. Ảnh: AP

Cảnh sát và người dân Ukraine đang sơ tán thi thể của một dân thường thiệt mạng trong đợt pháo kích của Nga tại làng Malaya Rohan, ngoại ô Kharkiv, ngày 16-5. Ảnh: AP

. Ukrinform dẫn thông báo từ phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit ngày 16-5 cho biết Berlin sẽ bàn giao 7 xe tăng Panzerhaubitze 2000 cho Ukraine. Việc cung cấp thêm xe tăng phòng không và các thiết bị quân sự khác cũng đang được lên kế hoạch.

“Việc giao vũ khí và thiết bị quân sự vẫn đang tiếp tục. Đức đã thay đổi chính sách không cung cấp vũ khí cho các vùng có khủng hoảng” - ông Hebestreit tuyên bố.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức David Helmbold cho biết Berlin đang thiết kếm một dự án quốc tế nhằm huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo, dự kiến sẽ kéo dài trong 40 ngày song thời gian có thể được điều chỉnh.

Xe tăng Panzerhaubitze 2000 của quân đội Đức. Ảnh: UKRINFORM

Xe tăng Panzerhaubitze 2000 của quân đội Đức. Ảnh: UKRINFORM

. Theo RT, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hôm 16-5 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ngừng liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đang khiến ông ấy không cảm nhận đúng sự "cô lập" của mình. Theo bà Kallas, Tổng thống Putin đang “cảm thấy rằng mình là trung tâm của sự chú ý vì mọi người đều muốn nói chuyện với ông ấy”.

“Tôi cảm thấy rằng nếu mọi người liên tục gọi cho Tổng thống Putin, ông ấy sẽ không thấy rằng mình đang bị cô lập. Vì vậy, nếu chúng ta muốn truyền tải thông điệp thực sự rằng "bạn đang bị cô lập", thì đừng liên lạc cho ông ấy nữa, không có ích gì đâu" - Thủ tướng Estonia nói.

Người dân Ukraine đanh sửa chữa một ngôi nhà ở làng Solokhi (Nga) sau trận pháo kích từ phía biên giới Ukraine. Ảnh: TELEGRAM

Người dân Ukraine đanh sửa chữa một ngôi nhà ở làng Solokhi (Nga) sau trận pháo kích từ phía biên giới Ukraine. Ảnh: TELEGRAM

Theo quan điểm của bà, những cuộc điện đàm sẽ không bao giờ có kết quả và “không cho thấy bất kỳ dấu hiệu giảm leo thang nào".

Khi được hỏi liệu các kênh ngoại giao giữa phương Tây và Nga có nên tiếp tục được duy trì hay không, Thủ tướng Kallas nhắc lại rằng bà không thấy "có bất kỳ kết quả khả quan nào" khi nói chuyện với ông Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RT

. Cũng theo RT, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đã bắt đầu các cuộc tập trận quy mô lớn tại Estonia vào ngày 16-5. Với tên gọi “Hedgehog 2022”, đây là một trong những cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quốc gia Baltic. Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của khoảng 15.000 quân từ 14 nước, bao gồm các thành viên khối quân sự do Mỹ dẫn đầu và các đối tác của họ.

Các binh sĩ đến từ Phần Lan, Thụy Điển, Georgia và Ukraine cũng nằm trong số những người sẽ tham gia tập trận. Các hoạt động sẽ bao gồm tất cả những cuộc diễn tập trên không, trên biển và trên bộ, cũng như huấn luyện tác chiến mạng trực tuyến.

Theo tuyên bố của NATO, tàu đổ bộ lớp Wasp USS Kearsarge của Hải quân Mỹ cũng sẽ tham gia tập trận. Cả NATO và Estonia đều phủ nhận thông tin cho rằng các cuộc tập trận chỉ cách biên giới Nga hơn 60 km và khẳng định không liên quan chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm