Bộ Quốc phòng đề nghị truy tố 1 thượng tá và 1 đại uý

Cơ quanđiều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa kết thúc điều tra và căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được đề nghị VKS quân sự trung ương truy tố 7 bị can về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 224 Bộ luật hình sự.

Đây là vi phạm xảy ra tại Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi liên quan đến phần thi công gói thầu số 2, số 6

Các bị can bị đề nghị truy tố là Đinh Tiến Hiệp (sinh năm 1975), thượng tá, giám đốc Ban Trường Sơn miền Trung, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (binh đoàn 12), nguyên giám đốc Ban điều hành liên doanh gói thầu số 2 dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. 

Nhiều ổ gà xuất hiện trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hồi tháng 9-2019. Ảnh: TẤN VIỆT

Nguyễn Việt Hòa (sinh năm 1978), đại uý, phó giám đốc Công ty Thành An 141, Tổng công ty Thành An (binh đoàn 11); nguyên phó giám đốc Ban điều hành liên doanh gói thầu số 6 dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. 

Với gói thầu số 2, ba bị can gồm Phan Ngọc Thơm (sinh năm 1966), nguyên phó giám đốc Ban điều hành liên doanh gói thầu số 2,3B và Trần Năng Hà (sinh năm 1962), Chu Tuệ Minh (sinh năm 1974) là các nguyên phó giám đốc Ban điều hành liên doanh gói thầu số 2.

Với gói thầu số 6, hai bị can Nguyễn Quốc Hải (sinh năm 1959), nguyên giám đốc Ban điều hành liên doanh gói thầu số 6 và Lương Văn Tiến (sinh năm 1979) nguyên chỉ huy trưởng phụ trách phân đoạn do công ty Vinaconex E&C thi công gói thầu số 6.

Do vụ án liên quan đến thượng tá Hiệp và đại uý Hòa là quân nhân thuộc Bộ quốc phòng nên ngày 24-11-2020, cơ quan điều tra Bộ Công an đã tách vụ án liên quan đến phần thi công gói thầu số 2, số 6 chuyển qua  cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng điều tra theo thẩm quyền.

Kết luận điều tra xác định dự án cao tốc  Đà Nẵng - Quảng Ngãi do Tổng công ty Phát Triển đường cao tốc Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có có tổng mức đầu tư 34.516 tỉ  Dự án khởi công từ ngày 19-5-2013 đến ngày 2-8-2017 hoàn thành thông xe  đoạn tuyến sử dụng vốn vay của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản. Đoạn này chia làm làm 7 gói thầu trong đó gói thầu số 2 có Tổng công ty xây dựng Trường Sơn tham gia thi công, gói thầu số 6 có Tổng công ty Thành An thi công...

Mặc dù là công trình trọng điểm quốc gia có chi phí đầu tư rất lớn nhưng khi mới đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra nhiều hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc vận hành khai thác. Sau khi kiểm tra xác minh ngày 27-6-2019 cơ quan điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án. Quá trình điều tra đã khởi tố 39 bị can gồm 2 bị can thuộc chủ đầu tư, 5 bị can thuộc Ban quản lý dự án, 13 bị can thuộc tư vấn giám sát, 19 bị can thuộc các nhà thầu thi công trong đó có Thơm, Hà, Minh (gói thầu số 2) và Hải, Tiến (gói thầu số 6).

Theo cơ quan điều tra, quá trình điều hành hoạt động thi công xây dựng công trình tại gói thầu nói trên Hiệp đã không phối hợp nghiệm thu vật liệu đầu vào theo quy định của chủ đầu tư, không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật ,yêu cầu thiết kế dự án, quy trình thi công nghiệm thu; khôngnghiệm thu chỉ tiêu độ thấm của lớp bê tông nhựa chống trượt..., để các cán bộ thuộc quyền ký nghiệm thu không đúng..., công trình đưa vào sử dụng không đảm bảo chất lượng.

Ngoài trách nhiệm về sai phạm liên quan đến các hạng mục do Tổng công ty xây dựng Trường Sơn thi công, ông Hiệp còn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với sai phạm liên quan đến các hạng mục do nhà thầu liên doanh tham gia thi công gói thầu số 2.

Tương tự, đại uý Hoà cũng có những vi phạm tương tự ở gói thầu số 6. Thiệt hại được xác định đối với gói thầu số 2 là gần 222 tỉ đồng, gói thầu số 6 là gần 136 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...