Hành tinh mới phát hiện này, được gọi là "siêu Trái đất" có tên GJ 357 d, nằm cách hệ mặt trời của chúng ta 31 năm ánh sáng. Nó có khối lượng lớn gấp sáu lần so với hành tinh và quỹ đạo của Trái đất chúng ta. Trong khu vực sinh sống của hành tinh này, nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt.
Bà Lisa Kaltenegger, PGS thiên văn học và là Giám đốc của Viện Carl Sagan tại ĐH Cornell ở New York, Mỹ, cho biết hôm 31-7: “Khoảng cách với ngôi sao này không xa và nó không quá nóng và cũng không quá lạnh”.
PGS Kaltenegger, cũng người phát hiện ra hành tinh này cho biết: "Việc phát hiện này là hoàn toàn bất ngờ. Nó giống như một người tự do và chúng tôi tình cờ phát hiện trong quá trình theo dõi”.
Bà Kaltenegger còn các dữ liệu phát hiện này được lấy từ vệ tinh TESS săn tìm hành tinh và kính viễn vọng trên mặt đất của NASA. “Lúc đó tôi đang đi nghỉ, và tôi hoàn toàn bất ngờ về điều này”.
Hệ thống GJ 357 có ba hành tinh, trong đó "siêu Trái đất" GJ 357 d" nằm trong vùng có thể có sự sống của ngôi sao trung tâm. Ảnh: NBC News
Trước đó, hai hành tinh khác được biết đến trong hệ sao là GJ 357 b và GJ 357 c, không được cho là có thể ở được vì nhiệt độ bề mặt trên cực kỳ nóng bỏng, khoảng 126 độ C.
Hiện các nhà thiên văn biết rất ít về hành tinh có khả năng có sự sống này. Họ nói rằng nó phải mất gần 56 ngày để quay quanh ngôi sao chủ của nó-ở khoảng cách gần 1/5 khoảng cách giữa Trái đất và mặt trời.
Bà Kaltenegger cho biết một cặp kính thiên văn vũ trụ có tên James Webb ra mắt vào năm 2021 và kính thiên văn cực lớn ở Chile vào năm 2025 sẽ tiết lộ thêm liệu rằng hành tinh này có đá hay đại dương không.
“Đây chắc chắn sẽ là một trong những mục tiêu tốt nhất để quan sát này bởi vì nó rất gần và rất sáng” - theo bà Kaltenegger. “Càng gần thì càng tốt và càng sáng càng tốt hơn nữa, hành tinh này hội đủ hai điều kiện. Chúng tôi sẽ phân tích ánh sáng để xem thành phần hóa học của khí quyển, xem có nước hay oxy hay không”.
Theo các nhà khoa học, GJ 357d sẽ nhận năng lượng từ ngôi sao trung tâm của nó sẽ giống như Sao hỏa nhận năng lượng từ mặt trời. Ảnh: NASA
Nhà khoa học Elisabeth Adams tại Viện Khoa học Hành tinh ở Somerville (bang Massachusetts) đã gọi việc phát hiện ra GJ 357 d thực sự thú vị, đặc biệt là khái niệm thế giới ngoài hành tinh tương đối gần với các thuật ngữ thiên văn hiện nay.
"Vì GJ 357 d nặng hơn Trái đất chúng ta rất nhiều nên bất kỳ sự sống nào tồn tại có thể sẽ rất khác với sự sống trên hành tinh của chúng ta" - bà Adams nói. "Khối hành tinh khác cho thấy có thể một đại dương khổng lồ, vì thế nó có thể có sự sống ở dưới nước".
Theo NBC News, PGS Kaltenegger cùng các đồng nghiệp có kế hoạch nghiên cứu hành tinh ngoài hệ mặt trời này chặt chẽ hơn trong những tháng tới và sẽ tiến hành quan sát thêm về hệ thống GJ 357 để tìm kiếm các hành tinh khác trong vũ trụ.