Thế giới đang hy vọng vào năm 2021 với những chuyển biến tích cực chấm dứt những bất đồng còn tồn đọng từ năm 2020 và tạo cơ hội cho các nước hoàn thành những mục tiêu đã bị trì hoãn do dịch COVID-19.
1. Kết quả chính thức bầu cử Mỹ
Ngày 20-1-2021, gần như chắc chắn Nhà Trắng sẽ có chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo kết quả sơ bộ từ cử tri đoàn, ứng viên Dân chủ Joe Biden sẽ trở thành tân tổng thống Mỹ, song đến ngày 6-1 Quốc hội Mỹ mới chính thức kiểm phiếu đại cử tri. Trong khi đó, ông Trump vẫn đang theo đuổi cuộc chiến pháp lý cho đến những giây phút cuối cùng.
Ông Biden đã cam kết sẽ tăng cường nguồn nhân lực và vật lực cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Mỹ, cũng như đảo ngược quyết định của ông Trump về việc rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông Biden sẽ điều chỉnh lại chính sách thuế, buộc những người giàu phải nộp thuế cao hơn trong khi mức thuế đối với tầng lớp trung lưu hoặc có thu nhập thấp sẽ được giữ nguyên hoặc giảm.
Về chính sách đối ngoại, lập trường của Washington đối với Bắc Kinh được cho là sẽ ít thay đổi do tâm lý chống Trung Quốc (TQ) đang chiếm ưu thế trong chính trường Mỹ. Ông Biden cũng có thể cứng rắn hơn với Nga, song vẫn để ngỏ khả năng đàm phán lại thỏa thuận về kiểm soát vũ khí. Các ưu tiên khác của chính quyền đảng Dân chủ là cải thiện quan hệ với các đồng minh, nhất là các nước châu Âu và tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
2. Nước Anh chính thức bước vào kỷ nguyên hậu Brexit
Từ ngày 31-1-2020, Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu EU (còn được gọi là Brexit) song giai đoạn chuyển tiếp còn kéo dài tới ngày 31-12-2020. Vấn đề được quan tâm nhất là thỏa thuận thương mại hậu Brexit với hy vọng không tạo ra sự biến động lớn trong giao thương giữa hai bờ eo biển Manche.
Tín hiệu tích cực hiện tại là vào ngày 24-12-2020, Anh và EU đã thống nhất một số điều khoản cho thỏa thuận hậu Brexit với kỳ vọng được cả nghị viện Anh và nghị viện châu Âu phê chuẩn. Tuy nhiên, Văn phòng Trách nhiệm ngân sách (OBR) của Anh dự báo rằng dù có thỏa thuận hậu Brexit, trong vòng 15 năm tới, sản lượng nền kinh tế nước này sẽ giảm 4% so với kịch bản không có Brexit. Còn nếu không có thỏa thuận, con số này sẽ là 6%.
Cũng bắt đầu từ năm 2021, các quy tắc của EU sẽ không được áp dụng ở Anh. Trong đó, người dân Anh cũng không được hưởng các ưu đãi về cư trú, đi lại, việc làm, học tập… từ châu Âu lục địa.
3. Những cuộc bầu cử quan trọng ở một số nước lớn
Sớm nhất vào ngày 23-3-2021, Israel sẽ tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ tư trong vòng hai năm với hy vọng giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có tại quốc gia này. Thủ tướng Benjamin Netanyahu và đảng Likud được dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi đối mặt với hàng loạt cáo buộc tham nhũng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải). Ảnh: THE JERUSALEM POST
Trong tháng 9-2021 hoặc thậm chí sớm hơn, Nga sẽ tổ chức bầu cử để chọn ra 450 ghế trong Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga). Đảng Nước Nga thống nhất của Thủ tướng Dmitry Medvedev đang giữ hơn một nửa số ghế trong Duma Quốc gia, bỏ xa các đối thủ là đảng Cộng sản Nga, đảng Dân chủ tự do, đảng Nước Nga công bằng…
Ngày 26-9-2021, Đức sẽ tổ chức cuộc bầu cử liên bang để chọn ra 598 đại biểu trong Bundestag (tức nghị viện Đức). Sau khi có nghị viện mới, các nhà lập pháp sẽ họp và xem xét, thông qua đề cử thủ tướng Đức. Nếu không có sự xáo trộn lớn trong Bundestag, đề cử này sẽ là đại diện của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU).
Muộn nhất vào tháng 10-2021, Nhật Bản cũng tổ chức bầu cử Hạ viện. Đảng Dân chủ tự do của tân Thủ tướng Yoshihide Suga được cho là sẽ tiếp tục giành chiến thắng áp đảo trước các đảng đối lập, qua đó củng cố vị trí lãnh đạo của ông Suga.
4. Những bước tiến mới của châu Á về chinh phục không gian
Ngày 23-7-2020, trung quốc (TQ) đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 5 mang theo tàu thăm dò Thiên Vấn 1 (Tianwen-1) hướng về sao hỏa. Đây là tàu thăm dò sao hỏa đầu tiên do TQ tự phát triển. Theo kế hoạch, tàu Thiên Vấn 1 sẽ đến sao hỏa vào tháng 2-2021 và bắt đầu quá trình thăm dò từ tháng 4-2021.
Cũng trong tháng 2-2021, tàu thăm dò Amal (tạm dịch là Hy vọng) của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dự kiến cũng sẽ tới sao hỏa. Tàu Amal được phóng đi vào ngày 20-7-2020, đánh dấu sứ mệnh chinh phục sao hỏa đầu tiên của một quốc gia Ả Rập.
Cuối năm 2021, Ấn Độ dự kiến sẽ trở thành quốc gia thứ tư, sau Nga, Mỹ và TQ, thực hiện được sứ mệnh đưa con người vào vũ trụ. Đây cũng là một trong những sự kiện đã bị dời lịch do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Ngoài ra, vào ngày 31-10-2021, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng kính viễn vọng không gian James Webb. James Webb có nhiều ưu điểm vượt trội so với kính viễn vọng không gian Hubble vốn đã hoạt động từ năm 1990.
Những sự kiện thể thao bị dời lại từ năm 2020 Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thế vận hội (Olympic) Tokyo năm 2020 đã bị hoãn. Thời gian dự kiến tổ chức Olympic là từ ngày 23-7đến 8-8-2021. Sau đó, Tokyo sẽ tiếp tục đăng cai Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic). Giải vô địch bóng đá châu Âu (uEFA Euro), một sự kiện cũng bị dời lại do dịch COVID-19, được lên kế hoạch diễn ra tại 12 thành phố thuộc 12 nước châu Âu, kéo dài từ ngày 11-6 đến 11-7-2021.
(PLO)- Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, những đóng góp của mỗi thầy thuốc, mỗi cán bộ ngành y, mỗi tổ chức, đơn vị trong ngành đã góp chung vào thành công rực rỡ của ngành y tế.
(PLO)- Tiệc tại nhà là tổ chức sự kiện tại không gian gia đình để đón tiếp khách mời trong không khí riêng tư, ấm cúng. Đặt nấu tiệc tại nhà, nấu đám cưới trọn gói giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vì giá dịch vụ hiện nay khá rẻ
(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.
(PLO)- Việc chính quyền Tổng thống Trump bất ngờ sa thải loạt sĩ quan quân đội cấp cao đang khiến các nhà lập pháp đảng Dân chủ quan ngại, thậm chí lo rằng sẽ dẫn đến "hậu quả nguy hiểm".
(PLO)- Sự chú ý đang dồn về Tướng Không quân 3 sao đã nghỉ hưu Dan Caine sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đề cử ông vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thay cho Tướng Không quân 4 sao Charles Q. Brown Jr vừa bị sa thải.
(PLO)- Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Nhà Trắng hôm 24-2, trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên tới thăm Mỹ kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai.
(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.
(PLO)- Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ của ông Friedrich Merz sẽ đàm phán với các đảng phái khác để lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử Đức vào cuối tuần qua.
(PLO)- Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Macron ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói rằng ông Putin "không có vấn đề gì" với việc châu Âu đưa lực lượng gìn giữ hoà bình tới Ukraine.
(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.
(PLO)- Các cơ quan liên bang Mỹ như Bộ Ngoại giao, FBI,... đã yêu cầu nhân viên không trả lời tối hậu thư có nội dung khá đặc biệt của tỉ phú Elon Musk.
(PLO)- Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ khai thác đất hiếm, ở cả Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhia - 4 tỉnh của Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập - nếu Mỹ quan tâm.
(PLO)- Mỹ cùng Nga bỏ phiếu chống lại một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, vốn được hầu hết các nước châu Âu ủng hộ về vấn đề cuộc chiến ở Ukraine.
(PLO)- Phía Nga nhấn mạnh rằng thoả thuận ngừng bắn trong xung đột Ukraine mà không có giải pháp lâu dài sẽ chỉ dẫn đến “một cuộc xung đột thậm chí còn nghiêm trọng hơn”.
(PLO)- Ông Putin cho rằng nếu cuộc bầu cử tổng thống Ukraine được tổ chức thì ông Zelensky không có cơ hội tái đắc cử, mà vị trí này sẽ thuộc một nhân vật khác.
(PLO)- Câu hỏi đặt ra cho chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Mỹ tuần này là làm thế nào để thuyết phục Tổng thống Trump nhằm cứu vãn liên minh xuyên Đại Tây Dương.
(PLO)- Moscow cáo buộc hành vi ném vật thể nghi là bom xăng vào Tổng Lãnh sự quán Nga ở Marseille (Pháp) là "tấn công khủng bố", Paris đã bắt đầu điều tra vụ việc.
(PLO)- Ông Friedrich Merz - đối thủ của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel - nhiều khả năng sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đức sau khi đảng của ông chiến thắng trong cuộc bầu cử mới đây.
(PLO)- Trong cuộc họp thượng đỉnh bất thường sắp tới, lãnh đạo EU dự kiến sẽ thảo luận để tìm ra nguồn tiền đáp ứng yêu cầu đầu tư 500 tỉ euro cho quốc phòng chung cùng việc hỗ trợ cho Ukraine.