Cách đây 20 năm, vào ngày 6-7-1996, chú cừu Dolly là sinh vật đầu tiên được lai giống theo phương pháp nhân bản vô tính và trở nên hiện tượng của khoa học kỹ thuật thời đó. Tuy nhiên, chỉ sáu năm sau đó, Dolly qua đời do bị viêm phổi. Ngoài ra, Dolly còn mắc bệnh viêm khớp tương đối nghiêm trọng, dẫn tới suy đoán rằng chính quá trình nhân bản đã dẫn tới tình hình sức khỏe yếu kém của Dolly ngay từ lúc mới sinh ra.
Bốn người em của cừu Dolly.
Tuy nhiên, những người em của Dolly là Debbie, Denise, Dianna và Daisy vừa bước sang tuổi thứ chín với tình hình sức khỏe rất tốt. Chúng là bốn cá thể còn sống trong 10 cá thể nhân bản hồi năm 2007 từ tế bào cùng dòng với Dolly. Hiện bốn con cừu này đang được chăm sóc bởi GS Kevin Sinclair tại Viện Nghiên cứu phát triển sinh học Nottingham.
Ngoài những em của Dolly, còn chín cá thể cừu khác dòng vẫn đang trải qua một loạt bài kiểm tra sức khỏe và cho thấy dấu hiệu rất tốt.
Debbie, Denise, Dianna và Daisy vừa bước sang tuổi thứ chín với tình hình sức khỏe rất tốt.
Mặc dù còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật nhưng nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đang tìm cách đưa kỹ thuật nhân bản vào các ứng dụng thương mại. Một số phương pháp nhân bản đã được chứng minh tính khả thi. Điển hình như các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tuyên bố đã có thể nhân bản 500 cá thể động vật mỗi ngày. Thậm chí có nhóm còn đang tìm cách hồi sinh những loài động vật đã chết.