TAND Tối cao: Xăng là chất cháy

Điều luật này quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, trong đó “dùng chất cháy” là tình tiết định khung tại điểm b khoản 2 (khung hình phạt từ hai năm tù đến bảy năm tù).

Theo TAND Tối cao, tiểu mục 2 phần I mục B Thông tư liên ngành số 01 ngày 7-1-1995 của TAND Tối cao - VKSND Tối cao - Bộ Nội vụ (hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 BLHS 1985) có hướng dẫn: “Chất cháy là chất có đặc tính bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ không cao như diêm tiêu (ka-li-nitrat), phốt pho, thuốc đạn…”.

Đồng thời, theo điểm d khoản 2 Điều 178 BLHS 2015 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) thì tình tiết định khung tại điểm b khoản 2 Điều 143 BLHS hiện hành được sửa đổi, bổ sung như sau: “Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”. Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy, chữa cháy hiện hành quy định: “Chất nguy hiểm về cháy nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hóa, vật tư dễ xảy ra cháy nổ”. Như vậy, theo quy định của BLHS 2015 và Luật Phòng cháy, chữa cháy hiện hành thì xăng là chất nguy hiểm về cháy, nổ.

Tuy nhiên, do BLHS 2015 chưa có hiệu lực và cũng chưa có văn bản pháp luật khác hướng dẫn về chất cháy nên TAND Tối cao đề nghị TAND tỉnh Đắk Nông vận dụng nội dung hướng dẫn nêu trên của Thông tư liên ngành số 01/1995 để xác định xăng là chất cháy.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm