Nghi lễ tuyên thệ trước ngày ra quân. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
Trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Vương Bích Thắng đã có những chia sẻ về mục tiêu của thể thao Việt Nam tại SEA Games 27 và định hướng chiến lược trong tương lai dài hạn.
- Xin ông có thể chia sẻ đôi nét về mục tiêu của thể thao Việt Nam đến năm 2020?
Ông Vương Bích Thắng: Trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu của thể thao thành tích cao là giữ vững 1 trong 3 vị trí đứng đầu SEA Games. Việc này có ý nghĩa quan trọng với thể thao Việt Nam giai đoạn này vì muốn đứng đầu, phải duy trì số lượng môn và số lượng vận động viên, qua đó, giúp hoàn thành mục tiêu thể thao thành tích cao.
Cùng với đó, điều này tạo cũng động lực cho các địa phương, nghành và phong trào thể dục thể thao cơ sở phát triển.
- SEA Games 27 ghi dấu sự xuất hiện của lực lượng hùng hậu các vận động viên ở môn điền kinh và bơi lội. Điều này phản ánh sự thay đổi nào?
Ông Vương Bích Thắng: Các môn Olympic đã từ lâu là chủ trương của nghành thể thao. Tuy nhiên, việc thực hiện là không hề dễ dàng bởi muốn phát triển các môn cơ bản thì cần phải có thời gian. Từ sau SEA Games 2003, nghành Thể dục thể thao đã xác định phải chuyển hướng sang các môn Olympic để dần vươn lên tầm châu Á và Olympic.
Nhưng để thực hiện được thì chúng ta phải có phong trào và phải phát hiện được các tài năng. Sau đó, chúng ta phải có điều kiện nhất định về trang thiết bị, dinh dưỡng, đội ngũ huấn luyện viên. Trong vài năm gần đây, đã có nhiều tín hiệu đáng mừng vì chúng ta đã phát hiện nhiều tài năng và đã có đầu tư tập trung trong công tác đào tạo.
Mặc dù sự tập trung của ta chưa thể so sánh với các nước phát triển. Nhưng đó cũng là sự cố gắng lớn của các ngành, các địa phương trong việc phối hợp với tổng cục. Thanh Hóa hay các địa phương khác cũng sẵn sàng đóng góp để đưa vận động viên đi tập huấn, thi đấu nước ngoài.
Cụ thể như trường hợp của bơi lội, các vận động viên như Ánh Viên, Quý Phước, tổng cục đã phải đầu tư ngân sách, cùng với quân đội, cùng thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng mới có đủ điều kiện kinh phí đưa vận động viên ra đào tạo dài hạn tại nước ngoài.
Trên cơ sở đó, hy vọng đến SEA Games 27, thể thao Việt Nam sẽ gặp hái những kết quả bước đầu.
- Xin ông có thể chia sẻ đôi nét về mục tiêu của thể thao Việt Nam đến năm 2020?
Ông Vương Bích Thắng: Trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu của thể thao thành tích cao là giữ vững 1 trong 3 vị trí đứng đầu SEA Games. Việc này có ý nghĩa quan trọng với thể thao Việt Nam giai đoạn này vì muốn đứng đầu, phải duy trì số lượng môn và số lượng vận động viên, qua đó, giúp hoàn thành mục tiêu thể thao thành tích cao.
Cùng với đó, điều này tạo cũng động lực cho các địa phương, nghành và phong trào thể dục thể thao cơ sở phát triển.
- SEA Games 27 ghi dấu sự xuất hiện của lực lượng hùng hậu các vận động viên ở môn điền kinh và bơi lội. Điều này phản ánh sự thay đổi nào?
Ông Vương Bích Thắng: Các môn Olympic đã từ lâu là chủ trương của nghành thể thao. Tuy nhiên, việc thực hiện là không hề dễ dàng bởi muốn phát triển các môn cơ bản thì cần phải có thời gian. Từ sau SEA Games 2003, nghành Thể dục thể thao đã xác định phải chuyển hướng sang các môn Olympic để dần vươn lên tầm châu Á và Olympic.
Nhưng để thực hiện được thì chúng ta phải có phong trào và phải phát hiện được các tài năng. Sau đó, chúng ta phải có điều kiện nhất định về trang thiết bị, dinh dưỡng, đội ngũ huấn luyện viên. Trong vài năm gần đây, đã có nhiều tín hiệu đáng mừng vì chúng ta đã phát hiện nhiều tài năng và đã có đầu tư tập trung trong công tác đào tạo.
Mặc dù sự tập trung của ta chưa thể so sánh với các nước phát triển. Nhưng đó cũng là sự cố gắng lớn của các ngành, các địa phương trong việc phối hợp với tổng cục. Thanh Hóa hay các địa phương khác cũng sẵn sàng đóng góp để đưa vận động viên đi tập huấn, thi đấu nước ngoài.
Cụ thể như trường hợp của bơi lội, các vận động viên như Ánh Viên, Quý Phước, tổng cục đã phải đầu tư ngân sách, cùng với quân đội, cùng thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng mới có đủ điều kiện kinh phí đưa vận động viên ra đào tạo dài hạn tại nước ngoài.
Trên cơ sở đó, hy vọng đến SEA Games 27, thể thao Việt Nam sẽ gặp hái những kết quả bước đầu.
Tổng cục trưởng Tổng cục thể dục thể thao Vương Bích Thắng. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
- Thành công ở SEA Games là đáng mừng nhưng còn đấu trường châu lục và thế giới, cụ thể là Asiad 2019 thì sao, thưa ông?
Ông Vương Bích Thắng: Asiad và Olympic luôn là mục tiêu của thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, với các môn thi đấu của Asiad và Olympic, giành thành tích cao càng ngày càng khó bởi chúng ta phải thi đấu với các cường quốc về thể thao thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, các nước Liên Xô cũ. Các nước đó mạnh về Olympic, có điều kiện phát triển. Nếu muốn giành 1 huy chương vàng ở các đại hội đó, phải vượt qua các vận động viên hàng đầu châu lục và thế giới.
Cách tiếp cận của Việt Nam là lựa chọn các nội dung phù hợp ở một số môn phù hợp với con người, thể chất và điều kiện của chúng ta.
Tổng cục đã có kế hoạch cho Asiad 2014, Olympic 2016 và Asiad 2019. Sau SEA Games, các vụ thể thao thành tích cao sẽ triển khai kế hoạch Asiad Incheon 2014. Hiện tổng cục cũng đang xây dựng đề án đào tạo vận động viên hướng tới Asiad 2019. Mục tiêu của chúng ta là giành 10 HCV và nằm trong top 10 nước dẫn đầu.
Ở Asiad 2010, chúng ta đã giành 33 huy chương, trong đó có 1 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 13 huy chương đồng. Để chuyển màu 1 huy chương bạc thành vàng là cả chặng đường rất khó khăn. Dù đây chưa phải là thành tích chúng ta mong đợi nhưng nó sẽ tạo niềm tin cho thể thao Việt Nam trên con đường phía trước.
- Quan điểm của ông về nhiệm vụ của đội tuyển bóng đá nam U23 ở SEA Games?
Ông Vương Bích Thắng: Bóng đá Việt Nam đang trên đường chuyển giao thế hệ, U23 Việt Nam có nhiều khó khăn về lực lượng. Tổng cục đã biết điều đó nên chủ động đầu tư lớn, tập huấn dài hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ cho các cầu thủ.
Nhiệm vụ đặt ra cho U23 Việt Nam trước hết là phải đoàn kết, thi đấu cống hiến, hết mình, làm hài lòng người hâm mộ. Về chuyên môn, đội tuyển phải cố gắng vào càng sâu càng tốt. Nhưng trên hết, các cầu thủ phải đá hay, đá đẹp, đá trung thực. Dù thành tích thế nào, đội tuyển cũng phải làm hài lòng người hâm mộ vì tinh thần thi đấu của mình./.
Theo Minh Chiến (Vietnam+)