Vụ xử Huyền Như: ngày thứ 11

Tội của Huyền Như không thể được giảm nhẹ

Đối với Huyền Như, ba luật sư bào chữa cho bị cáo đầu đưa ra những tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như phạm tội khi đang mang thai, mẹ có công với cách mạng, phạm tội do bị người khác cưỡng bức, đe dọa, khắc phục hậu quả và có thành tích xuất sắc trong lao động.

Theo VKS, những gì mà luật sư đưa trong phần luận tội,VKS đã nêu và không có căn cứ. “Nếu một người có thành tích xuất sắc trong công tác thì phải được nhà nước trao tặng huân chương, đằng này, bị cáo chỉ biết đi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản cho mình thì không thể chấp nhận được”.

Cũng theo VKS, hành vi của Như là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi gian dối, hơn nữa, mỗi lần Như lừa đảo đều sử dụng biện pháp gian dối giống nhau, lấy chỗ này đắp vào chỗ kia nên các công ty và ngân hàng mới tin tưởng mà chuyển tiền đến. Một điều nữa, ngay từ trước và trong khi có ý định chiếm đoạt, mục tiêu mà Như hướng đến là các ngân hàng và 9 công ty.

VKS cũng nói thêm, với những tình tiết mà luật sư đưa ra, có thể áp dụng để xem xét giảm nhẹ tội cho Như, thế nhưng với những hành vi mà Như  thực hiện là đặc biệt nghiệm trọng, không chỉ gây thất thoát cho nhiều công ty ngân hàng mà làm mất niềm tin vào khách hàng với các ngân hàng trong nước.

Luật sư bảo vệ cho Như cũng cho rằng, do Vietinbank quá lỏng lẻo trong việc quản lý nhiều hợp đồng lệnh chi và do việc, quán lý lỏng lẻo của các ngân hàng và 9 công ty nên Như mới dễ dàng chiếm đoạt số tiền lớn như vậy. Đồng thời, luật sư cũng cho rằng, Vietinbank phải liên đối với Như để bồi thường số tiền mà Như chiếm đoạt trước đó.

Không đồng tình với ý kiến luật sư đưa ra, VKS cho rằng, người nào chiếm đoạt, người đó phải trả tiền do mình chiếm đoạt. Bởi theo VKS, trong quá trình Như chiếm đoạt tiền của 3 ngân hàng 9 công ty, phía Viettinbank không nhận được. Và nếu dựa vào sự quản lý lỏng lẻo của mình mà bắt ngân hàng phải bồi thường do nhân viên mình gây ra là không có căn cứ.

Đối với bị cáo Võ Anh tuấn, luật sư cho rằng, bị cáo không đồng phạm với Như mà chỉ là lỗi vô ý, cẩu thả của mình. Và số tiền Tuấn đưa cho Như 10 tỷ đồng là do thu lời từ việc kinh doanh bất động sản là không có căn cứ.

Theo VKS, nếu không có sự giúp sức của Tuấn thì các công ty và ngân hàng không tin tưởng để Như lừa. Hơn nữa, trong năm 2010, thị trường chứng khoán tê liệt, thị trường bất động sản đóng băng thì không có chuyện Tuấn lấy tiền lời từ việc kinh doanh bất động sản để đưa cho Như. Số tiền 10 tỷ đồng Tuấn đưa cho Như là do lừa đảo mà có.

Đối với lời bào chữa của luật sư với các bị cáo khác, VKS cũng bác bỏ, vì cho rằng, chính các bị cáo đã câu kết với Như, giúp sức cho Như chiếm đoạt tiền và hưởng lợi cho mình thì phải chịu hình phạt trước pháp luật.

Luật sư bào chữa cho ngân hàng ACB cho rằng, chính ngân hàng Vietinbank đã gây ra nhiều rắc rối cho ACB. Nhưng theo VKS, hợp đồng của ACB là hợp đồng thật, có dấu nhưng hợp đồng của Vietinbank lại là giả, không đưa ra chính sách lãi suất. Cũng bởi nguyên nhân chính là do Huyền Như kinh doanh bất động sản thua lỗ nên mới phải đi vay tiền để trả, thông qua đó, bị cáo đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.

Và cũng vì thả lỏng, lãnh đạo ACB đã cố ý làm trái với các quy định nhà nước, bằng cách mở nhiều tài khoản (cụ thể là thẻ tiết kiệm) cho nhân viên của mình với Vietinbank, chi nhánh TP.HCM. Việc làm này là nhằm mục đích che giấu những việc làm trái pháp luật của ACB.

Nhưng thực tế, các nhân viên của ngân hàng này lại không nhận được thẻ tiết kiệm, mà phía ACB đã trực tiếp giao cho Như giữ, vì vậy đã vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc về hợp đồng ủy thác.

VKS đặt ra câu hỏi: “hằng ngày, phía ACB đã thực hiện rất nhiều giao dịch, các giao dịch diễn ra rất an toàn, thì tại sao khi thực hiện với Như lại có rủi ro?. Đó chẳng qua là do phía ACB quá tham lam, nghĩ đến lãi suất quá cao mà Như đưa ra. Nếu phía ACB không có lòng tham, chấp nhận đúng các quy định khi giao dịch và các hợp đồng thì không có chuyện Như lừa đảo được tiền của mình”.

Tiếp nữa, luật sư cho rằng, việc Như chiếm đoạt của ACB chỉ là theo cảm tính, VSK cũng cho rằng không đúng. Bởi tại tòa Như khai, khi nảy sinh ý định chiếm đoạt, Như đã nhắm đến các đối tượng là ngân hàng và ACB là “con mồi” của bị cáo. Vì vậy, theo VKS, chính Như mới là người phải trả tiền cho ACB, đồng thời cũng phải hoàn trả số tiền chiếm đoạt cho ngân hàng quốc tế (VIB).

Theo luật sư của ngân hàng Nam Việt, ngân hàng này không có những sai phạm khi thực hiện các giao dịch, mà do Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng đã gây những khó khăn cho ngân hàng này.

Nhưng theo VKS, khi giao dịch với Như, Nam Việt đã thỏa thuận ngoài hợp đồng. Chính đại diện của ngân hàng này cũng thừa nhận trước tòa là bị Như chiếm đoạt. Và khi nhận gửi hợp đồng của khách hàng Nam Việt phải rõ ràng, nhận tiền của khách hàng thì phải trả, chứng từ giao dịch áp dụng cho toàn hệ thống có niêm yết phải công khai nhưng phía ngân hàng này đã có hàng loạt các sai phạm, như mới chiếm đoạt được.

VKS cũng phân tích thêm, Nam Việt cho rằng, mình gửi tiền trực tiếp cho Vietinbank nhưng lại không có chứng cứ. Và đối tượng mà Như nhắm đến là tiền của Nam Việt, Như đã đánh vào lòng tham của lãnh đạo ngân hàng. Vì vậy, đối với ngân hàng này, lãi suất không phải nguyên nhân mà do hành vi chống đối pháp luật của Như gây ra.

Ngân hàng Nam Việt yêu cầu Vietinbank phải bồi thường cũng không có căn cứ. Bởi nếu Vietinbank phải trả thì Như và các bị cáo cấu kết với nhau để lứa đảo chiếm đoạt vô hình trung sẽ bị oan, trong khi đó, các bị cáo đã trực tiếp vi phạm các quy định mà pháp luật đặt ra.

Các luật sư cũng cho rằng, các công ty còn lại khẳng định mình đã chuyển tiền vào tài khoản của ngân hàng Vietinbank, theo VKS cũng không có căn cứ. Bởi các công ty này có rất nhiều sai phạm và chỉ có giao dịch với Như và Võ Anh Tuấn. Vì ngay từ đầu, Như đã dùng tên giả để lừa đảo, các công ty này vẫn tin và ký kết các hợp đồng với Như. Những hợp đồng này lại không có mặt tại Vietinbank.

Tiếp tục cập nhật...

NGỌC THÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm