Từ vụ Xin chào: Hiểu đúng về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Đại diện Báo Pháp Luật TP.HCM tặng hoa cho khách mời tham gia buổi tọa đàm “Bán hàng ăn uống và Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm”, sáng 28-4. Ảnh: HOÀNG GIANG.

Vụ việc ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán cà phê Xin chào ở Bình Chánh (TP.HCM) bị công an khởi tố vì kinh doanh không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm nhiều người giật mình. Phó Chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà cũng từng phát biểu rằng nếu chủ quán Xin Chào mà thua thì mọi doanh nghiệp có thể đi tù. Tuy nhiên, cuối cùng thì các cơ quan tố tụng cấp trên đã kết luận ông Tấn không phạm tội.

Vụ việc của ông Tấn cho thấy, việc hiểu đúng về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cần làm rõ, bởi ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật mà còn hiểu sai thì nói gì đến người dân bình thường.

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ngày 27-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm túc từ hành chính đến hình sự nhằm bảo đảm an toàn mạng sống cho người dân. Không thể để vấn đề lớn như thế, dân đang kêu mà chỉ xử lý chung chung, không ai chịu trách nhiệm.

Quanh cảnh buổi tọa đàm

Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cũng cho rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu là không xác định được trách nhiệm, không ai bị kỷ luật khi để tình trạng mất VSATTP tràn lan. Thứ hai chính là tổ chức, quy mô công tác thanh tra, kiểm soát của lực lượng chức năng không tốt, không nghiêm, còn tình trạng bao che, thông đồng vì lợi nhuận từ thực phẩm bẩn, thực phẩm lậu. Bí thư Đinh La Thăng cho rằng phải xác định rõ quyền hạn cụ thể của các cấp trong việc kiểm tra, xử lý, chẳng hạn như việc nhập khẩu salbutamol.

“Người ta cho phép anh nhập chỉ có 10 kg sabutamol mà anh nhập đến 10 tấn thì hòa cả làng rồi. Cái này phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm bất kỳ ai để mất an toàn thực phẩm” - Bí thư Đinh La Thăng nói.

Tham gia buổi tọa đàm gồm có các chuyên gia: ông Huỳnh Lê Thái Hòa – Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm -  Sở Y tế TP.HCM, ông Trương Trung Thu – Trưởng phòng quản lý chất lượng Nông lâm – Thủy sản, Sở NN&PTNT; ông Nguyễn Văn Bắc, phó trưởng phòng Quản lý Thương mại Sở Công thương; bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT TP.HCM; bà Trần Thị Thu Giang, chuyên viên phòng Y tế UBND Quận 12 và luật sư Phạm Minh Tâm cùng các cơ quan báo, đài.

Buổi tọa đàm được sự tài trợ của tập đoàn Tân Hiệp Phát, công ty Cổ phần An Hạ, công ty Vissan.

------------------

Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng TAVSTP Sở Y tế TP.HCM:

TP.HCM là địa bàn đông dân nhất nước và là TP lớn nên dịch vụ ăn uống nói riêng và các cơ sở ăn uống nói chung rất nhiều.

Chúng ta đã phân công thành nhiều loại hình do quận huyện quản lý, phường xã quản lý.. Do việc quản lý quá lớn nên tình hình ATVSTP chưa được như nhà quản lý mong muốn, nhưng từng bước trong nhiều năm qua việc quản lý đang rất tốt, lâu lâu có bê bối và lại rớt vào những cơ sở nhỏ lẻ và khu trú vào một số nhóm dịch vụ ăn uống.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa – Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, sở Y tế TPHCM. Ảnh: HOÀNG GIANG.

Ở TP.HCM, các cơ sở lớn tuân thủ rất nghiêm ngặt quy định vì các cơ sở này đã có thương hiệu và giữ gìn thương hiệu, ví dụ như Vissan đầu tư, kiểm soát ATVSTP tốt, không có hoạt động nào đáng quan tâm. Về tổng thể tình hình VSATTP đã được cải thiện nhiều nhưng trong tương lai phối hợp chuyên ngành, tập trung vào phụ gia chất cấp cùng như quản lý nuôi trồng.

Báo Pháp Luật:Trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh? trường hợp nào do Quận  huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa: việc phân cấp tuân thủ theo nguyên tắc anh đăng ký ở cấp nào thì cấp đó sẽ cấp. Dù có đăng ký ở cấp quận nhưng quy mô vượt quá 200 thì do TP cấp,  bếp ăn tập thể không có mục đích kinh doanh thì đối với dạng này chỉ ký cam kết mà thôi.

Báo Pháp Luật: Giấy chứng nhận có phải là điều kiện bắt buộc hay không, nếu không có sẽ bị xử lý hay không? Và khó dễ như thế nào?

Những điều kiện đủ quy định bao gồm: Trong hồ sơ phải có giấy đăng ký kinh doanh đối với tất cả các ngành. Riêng về y tế phải đảm bảo các điều kiện sau: Nhà xưởng, Trang thiết bị, Vệ sinh trong quá trình sản xuất, Điều kiện về con người: người trực tiếp tiếp xúc phải có giấy xác nhận và đảm bảo về sức khỏe để không mắc bệnh qua an toàn thực phẩm.

Báo Pháp Luật : Trên thực tế các cơ sở sản xuất thực phẩm có cần thiết phải đảm bảo có giấy chứng nhận hay không, nếu không làm được sẽ xử lý như thế nào?

Cấp giấy chứng nhận phải trải qua công tác tiền kiểm, đi thẩm định đều được báo trước, nếu chưa nắm được trong quá trình thẩm định có trách nhiệm hướng dẫn đề tiến hành thẩm định lầm hau để cấp giấy chứng nhận, trong quá trình sản xuất có nhưng bế bối chúng ta có những hậu kiểm nếu cơ sở vị phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định. Nếu không đủ điều kiện và có hành vi vi phạm sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu. Ngoài ra có các hình thức là phạt phụ như vi phạm nghiệm trọng thì có quan thanh kiểm tra có quyền thu hồi giấy chứng nhận và đình chỉ đến khi nào thực hiện trở lại.

Quan điểm bản thân ông Hòa nên công khai quyết định xử phạt trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu các báo có yêu cầu để các báo cùng đi xem vầ phản ảnh, có tác dụng lớn là đánh vào thương hiệu.

Việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh nhỏ lẻ có quy định như thế nào?

Ông Trương Trung Thu – Trưởng phòng Quản lý chất lượng nông- lâm-thủy sản, sở NN&PTNT;

Ông Trương Trung Thu, Trưởng phòng Quản chất lượng Nông lâm – Thủy sản, Sở NN& PTNT TP.HCM: các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có quy định riêng, đối với các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ ban đầu không cần có giấy chứng nhận. Các phường xã chỉ cần đảm bảo cho người dân làm cam kết là được.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa: các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không thuộc diện phải nộp giấy chứng nhận cơ sở không đủ điều kiện, chỉ tiến hành cam kết nhưng nếu vi phạm vẫn phải tiến hành xử phạt khi bị kiểm tra.

Luật sư Tâm đặt vấn đề: Nếu kiểm tra như hiện nay liệu có đủ đảm bảo ANVSTP cho TP hay không, mặc dù có nhiều ban ngành cùng làm việc, tại sao hiện nay bất cứ đi chợ rau nào cũng nói rau bẩn cả, từ miếng thịt con cá và rau đều dính chất cấm hết, phải làm thế nào để chấm dứt tình trạng, chúng ta nên tìm giải pháp?

Bà Kim Thoa, Chi cục bảo vệ thực vật , TP.HCM: Hiện nay người tiêu dùng và người dân TP, để sản xuất rau an toàn có nhiều bước. Nguồn rau cung cấp cho thành phố có 30% được sản xuất tại TP, còn lại 70% từ các chợ và nhập khẩu từ Trung Quốc và 5 tỉnh chủ đạo gồm Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh.

Với nguồn rau lấy từ TP, 95% đã đủ điều kiện trong rau toàn, hộ nông dân trong rau các trung tâm đã tiến hành tổ chức đào tạo học và thi để cấp giấy chứng nhận chuyên môn sản xuất rau an toàn. Với các cửa hàng kinh doanh thuốc điều bị kiểm tea để biết thuốc nào nên bán và thuốc nào không nên bám. Người trồng rau còn phải trải qua kiểm tra đột xuất trên đồng ruộng, lập biên bản sử dụng như thế nào, liều lượng, điểm tập kết rau để quản lý.

Qua kiểm tra việc tồn dư thuốc trong rau như rau muống mước, phát hiện 17 chủng loại rau có sâu hại nhiều nên sẽ tập trung kiểm tra.

Riêng 70% thực phẩm nhập từ các tỉnh và nhập khẩu vào chợ đầu mối và vào chợ truyện thống và chơ tự phát, chúng ta thông qua tỉnh và tiến hành kiểm tra theo quy trình tương tự như các nguồn cung cấp rau TP.

Hiện tại Chi cục bảo vệ thực vật tập trung vào 26 chủng loại rau có nguy cơ cao, điều tra các doanh số bán thuốc và điều tra các loại thuốc có nguy cơ vào TP.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa: Hầu hết các cơ sở vi phạm đều rơi vào các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc và chủ yếu là các cơ sở kinh doanh hàng gian hành giả chứ không phải nằm trong quá trình kinh doanh.

Luật sư Phạm Minh Tâm: Đáng lẽ phải bàn sớm hơn vấn đề giấy chứng nhận ATTP

 Luật sư Phạm Minh Tâm.

Đúng ra chúng ta đã có buổi tọa đàm về vệ sinh an toàn thực phẩm từ cách đây mười mấy năm về trước khi báo chí phanh phui bún có formol, giờ thì rau muống sử dụng dầu nhớt, các loại rau củ sử dụng chất tăng trưởng, trái cây thì có chất bảo quản, rồi đến thịt heo sử dụng chất cấm,…

Riêng bản thân tôi thấy phấn khởi, vui mừng trước sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các ban ngành về vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm (VS ATTP) nhằm đảm bải vấn đề VS ATTP cho người dân thành phố nói chung và người dân cả nước nói chung.

Hỏi:

Người tiêu dùng đến công ty An Hạ, …để có được những thực phẩm sạch. Nhưng nhiều bà nội trợ không chỉ mua sản phẩm ở những công ty này mà còn nhiều nguồn khác đặc biệt những thông tin gần đây như: xương heo xương bò tẩm ure, cá nhiễm độc…gây bất an cho người tiêu dùng.

Trách nhiệm của chi cục thú y thành phố trong việc kiểm chứng thực phẩm sạch từ những sản phẩm thịt, trứng sữa…

Đại diện Chi cục thú y TP.HCM: Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng Thú y công cộng

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng Thú y công cộng.

Chúng tôi được phân cấp cho các loại hình doanh nghiệp (thuộc sở kế hoạch đầu tư) liên quan đến sơ chế, giết mổ…những sản phẩm từ trứng sữa, mật ong…

Chi cục thu y căn cứ vào thông tư 45/ 2014 , thực hiện quy trình cấp giấy chứng nhận ATTP và cấp theo trình tự của thông tư.

Việc tiến hành thẩm định hồ sơ trong 3 ngày, kiểm tra trong vòng 15 ngày. Nếu không đạt yêu cầu chúng tôi sẽ trả lời bằng văn bản.

Về Nghiệp vụ: căn cứ vào thông tư số 15 Bộ Y tế, nếu doanh nghiệp muốn đạt được những điều kiện đó.

Hiện nay Chi cục thú ý cùng doanh nghiệp mở rộng những sản phẩm như Viet Gap, …ngoài ra liên kết với các tỉnh để có nguồn thịt heo, trứng an toàn. Chúng tôi tiến hành kiểm tra từ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và có logo riêng để người tiêu dùng có thể nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn.

Hỏi:

Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa có nói: Người kinh doanh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình như người bán rau

Vậy làm sao người bán rau nhận biết được dung lượng trên sản phẩm đó có tồn dư vượt phép hay không?

Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm trả lời câu hỏi của báo chí sau buổi tọa đàm.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa (Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm): Điểm A khoản 1 Điều 8 luật ATTP: Thực tế, việc nhìn bằng mắt thường không thể nào biết được rau hay các sản phẩm có lượng tồn dư vượt phép hay không. Như cơ quan nhà  nước còn phải lấy mẫu sau 12 tiếng mới có kết quả.

Nhưng họ có thể quyết định bằng cách: có hợp đồng cam kết mua bán, có chứng từ hóa đơn mua bán, buộc người bán hàng cam kết về nguồn gốc, …để truy nguồn gốc hàng. Từ đó người cung cấp hàng sẽ phải thay đổi.

Người kinh doanh có quyền quyết định biện pháp kiểm soát để đảm bảo kinh doanh an toàn.

Hỏi:

Thương lái, môi giới chỉ là người trung gian. Có sự trà trộn heo không rõ nguồn gốc. Giấy chứng nhận lấy từ trang trại nhưng việc họ thu gom thêm ở ngoài…mà lại sử dụng chung giấy chứng nhận kiểm dịch chung thì họ bị xử phạt như thế nào?

Ông Trương Trung Thu: Giấy chứng nhận kiểm dịch thể hiện rất rõ: chủ hàng, xuất xứ…Người cầm tờ giấy kiểm dịch phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi xử phạt rất nhiều những người đứng tên trên giấy chứng nhận kiểm dịch. Họ sẽ có trách nhiệm trở lại, thể hiện qua hợp đồng ràng buộc,

Cơ quan nhà nước chỉ làm việc với người đứng tên trên giấy tờ kiểm dịch.

Hỏi: Vissan là công ty cung cấp thực phẩm an toàn và được người tiêu dùng rất tin dùng. Vậy xin cho hỏi, thuận lợi và khó khăn gì trong công tác sản xuất, kinh doanh sản phẩm của mình.

Đại diện công ty Vissan: Về mặc thuận lợi, công ty Vissan may mắn có đội ngũ lãnh đạo, nhân viên chất lượng có thể đọc hiểu quy định thông tin từ các Chi cục Thú ý, bảo vệ thực vậtcác Sở và Chi cục ATVSTP.. và chúng tôi luôn tuân thủ thực hiện đầy đủ.

Đối với điểm sản xuất kinh doanh đều xin giấy phép chứng nhận, các sản phẩm về thịt cũng như các sản phẩm chế biến khác phải đăng ký và tuân thủ quy trình sản xuất. Sản phẩm đưa về các chợ truyền thông chúng tôi đều tiến hành đăng ký điểm kinh doanh trực thuộc quản lý của bản quản lý chợ, và hiện tại nên chúng tôi không gặp vướng mắc gì chênh với các quy định nhà nước.

Báo điện tử Dân Trí: Nếu nghe các nhà chức trách nói thì hiện tại bức tranh ATVSTP quá đẹp nhưng thực tế không biết bao nhiêu cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn các cơ sở này vẫn tiến hành, có biện pháp ra sao, giải quyết thế nào?

Phóng viên báo Dân Trí đặt câu hỏi trong buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNG GIANG.

Hiện nay ở TP chỉ có 1 kho bảo quản các chất nghi ngờ chứa chất A, chất B để kiểm tra định tính và định lượng. Khi nghi ngờ chuyển về quá nhiều vậy có đủ sức chứa hay không.

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng Thú Y cộng đồng đại diện Chi cục Thú y

Các cơ sở giết mổ trái phép đương nhiên là không có đăng ký đủ điều kiện kinh doang và trách nhiệm thuộc về UBND quận, huyện. trong 1 tuần Chi cục xử lý trên 200 trường hợp vi phạm nhưng chung quy vẫn là do ý thức người dân vẫn cao nhất vì nhập về không qua khai báo kiểm dịch, đạt yêu cầu mới cho tiêu thụ

Ở TP chỉ có một kho ở Hóc Môn nhưng không phải vậy mà quá tải, đối với các chủ cơ sở bị nghi vi phạm và có chất kiểm tra đều phải tự lưu giữ lại các sản phẩm ở các kho lạnh và tự mình quản lý đến khi có kết quả, nếu không có trách nhiệm mới trả về. Về cụ thể xử bao nhiêu, yếu tố như thế nào thì hàng tuần đều có nhưng thông số đầy đủ cho người dân.

Vân Sơn, Dân trí: Nếu phát hiện hộ kinh doanh thực phẩm vi phạm đều bị xử lý, vậy các cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm trực tiếp có bị xử lý theo luật hay không?

Luật sư Tâm: Trong luật hiện tại không hề có chế tài đối với các cơ quan quản lý. Chỉ có thể kỷ luật các đơn vị quản lý không tốt, tôi hy vọng sau buổi tòa đàm chúng ta thấy được sự cần thiết phải ban hành luật đối với các cơ quan quản lý nhằm chấn chỉnh trách nhiệm của cơ quan nhà nước, để các cơ quan có trách nhiệm hơn với người dân TP hơn về việc đảm bảo ATVSTP người dân.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa: những gì khó quá thì phải thí điểm, khi mới thành lập các cơ quan quản lý nhà nước cũng đi kèm quyền hạn và trách nhiệm, đánh giá nó tốt hay xấu, bị kỷ luật hay thưởng huy chương.

Hôm giao ban trực tuyến lãnh đạo TP cũng nói chưa nghe xử lý ai không hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy nên đã kiến nghị xử lý ít nhất đối với những người đứng đầu không hoàn thành trách nhiệm, nếu đi theo hướng này trong sắp tới tôi cũng mong có luật để quản lý.

Hỏi:

Siêu thị mới có hợp đồng mua bán với cung cấp rau. Nhưng tiểu thương ngoài chợ thì phải làm sao? Sẽ xử lý như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa: Chi cục bảo vệ thực vật quản lý:

Chúng tôi đã có những chương trình tập huấn cho các thương nhân, chủ cơ sở.

Phải có hợp đồng mua bán, với những mặt hàng như nấm, đó là điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Sắp tới đây chúng tôi sẽ môt số nơi cung cấp thức phẩm kiểm tra đột xuất một vài hộ kinh doanh, chợ…

Cần nói thêm rau vào chợ truyền thống chủ yếu từ hộ trồng rau thành phố.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm