Video: Iran sản xuất vaccine Sputnik V của Nga

Đài RT đưa tin Iran đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Đông sản xuất vaccine Sputnik V của Nga, với lô thử nghiệm đầu tiên do một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của nước này thực hiện.

Theo đó, vào hôm 26-6, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo rằng lô vaccine Sputnik V thử nghiệm đầu tiên tại Iran đã được hoàn thành thành công. 

Những liều vaccine do Iran tự sản xuất sẽ được sử dụng để tiêm chủng cho người dân địa phương.

Iran trở thành quốc gia Trung Đông đầu tiên sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Nguồn: RT

Đoạn video đi kèm với bài thông báo cho thấy các chuyên gia từ một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của Iran, Actoverco, đang trong quá trình sản xuất loại vaccine của Nga tại một nhà máy ở TP Karaj, miền bắc Iran.

“RDIF và Actoverco đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine” - ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu RDIF, cho biết.

Ông Dmitriev khẳng định việc Iran tự sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cho mình sẽ cho phép quốc gia này “đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng mà không cần tốn các chi phí hậu cần khác”.

Theo RDIF, vaccine Sputnik V hiện đã được đăng ký sử dụng tại 67 quốc gia, với tổng dân số hơn 3,5 tỉ người.

Các chuyên gia của công ty dược phẩm Iran, Actoverco, với lô vaccie Sputnik V thử nghiệm đầu tiên. Ảnh: TWITTER

Ngoài Sputnik V, Tehran cũng đã phát triển loại vaccine của riêng mình, có tên là COVIran Barakat. Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã nhận mũi tiêm đầu tiên của loại vaccine nội địa này vào hôm 25-6.

Bên cạnh đó, Iran còn phê duyệt một loại vaccine khác do Viện Pasteur phối hợp với Cuba sản xuất, theo RT.

Về các loại vaccine nước ngoài, ngoài Sputnik V, quốc gia này còn phê duyệt Covaxin của Ấn Độ, Sinopharm của Trung Quốc và thậm chí cả AstraZeneca của Anh, dù trước đó ông Khamanei cho rằng các loại vaccine của những nước phương Tây là “không đáng tin cậy”. 

Mặc dù vậy, tốc độ tiêm chủng hiện nay tại Iran vẫn còn khá chậm. Cho đến nay, chỉ có 1,2% trong tổng số 83 triệu dân Iran đã được tiêm đủ hai liều vaccine.

Kể từ khi đại dịch bùng phát ở quốc gia này, cơ quan y tế Iran đã ghi nhận hơn 3,16 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và hơn 83.700 ca tử vong.

COVID-19: Vaccine Pfizer-BioNtech, AstraZeneca vẫn hiệu quả trước biến thể Delta
(PLO)- Chuyên san khoa học The Lancet ngày 15-6 đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy liều vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã chứng minh 79% hiệu quả chống lại biến thể Delta khoảng hai tuần sau khi tiêm đủ hai liều, trong khi vaccine của hãng dược AstraZeneca (Anh) có hiệu quả 60% với biến thể này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới