Con tê giác trắng đực này tên Sudan, được bảo vệ cả ngày lẫn đêm bởi một nhóm kiểm lâm. Các chiến sĩ bất chấp đánh đổi cả tính mạng để ngăn những tên săn trộm tấn công con tê giác trong bối cảnh giá ngà voi đang tăng mạnh.
Các nhà chức trách giải thích: “Sừng của nó bị cắt đi để đề phòng mấy tên săn trộm. Nếu nó không có sừng, họ sẽ không còn hứng thứ với nó.”
Dù con tê giác này không có sừng, nhưng đội kiểm lâm vẫn rất lo lắng cho con tê giác đực đang được chăm sóc tại khu bảo tồn Ol Pojeta, Kenya này.
Con tê giác 43 tuổi – dự tính có thể sống đến 50 tuổi – là cơ hội cuối cùng để duy trì nòi giống tê giác trắng miền bắc.
Sudan được chuyển đến cùng với hai con tê giác trắng giống cái từ một sở thú ở Cộng hòa Séc hồi tháng 09-2009.
Khu bảo tồn này chuyên chăm sóc tê giác và đã từng thành công trong việc nhân giống loài tê giác đen.
Những nhà chức trách hi vọng những con tê giác trắng có thể sinh con, nhưng mọi nỗ lực cho đến nay đều không thành công. Vào tháng 10-2014, Suni – con tê giác trắng đực thứ hai còn lại trên thế giới, cũng sống ở Ol Pojeta đã chết.
Đội kiểm lâm trang bị vũ khí bảo vệ Sudan
Đội kiểm lâm liều mạng bảo vệ tê giác
Nỗ lực nhân giống không thành công khi Sudan ngày càng già
Sudan là một trong năm con tê giác trắng còn lại trên thế giới
Chỉ còn lại năm con tê giác trắng miền bắc trên thế giới, và ba trong số đó đang ở Kenya và đối diện nguy hiểm.
Simor Irungu, thành viên đội bảo vệ con tê giác Sudan cho biết “do nhu cầu về sừng tê giác với ngà voi tăng lên, chúng tôi phải đối mặt với nhiều tên tìm mọi cách để săn trộm. Vậy nên chúng tôi phải quản lý thật nghiêm những con tê giác còn lại.”
Đây là một kết thúc không mấy có hậu đối với loài tê giác trắng miền Bắc khi hình ảnh chúng lang thang xuyên Châu Phi, từ miền Nam Chad, qua Congo rồi lên Sudan đến nay đã không còn nữa.
Chỉ hơn 50 năm trước, loài này có đến 2.000 con. Nhưng đến năm 1984 thì chỉ còn 15 con, theo công bố của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF).
Rất may là các nhà bảo tồn đã cứu chúng khỏi bờ vực tuyệt chủng khi nhân giống thành công, tăng lượng tê giác trắng lên đến 30 con chỉ sau một thập kỷ. Nhưng niềm vui xuất hiện chưa lâu thì bọn săn trộm xuất hiện và toàn bộ công viên đều bị dọn sạch. Con tê giác trắng miền bắc cuối cùng được tìm thấy năm 2006.
Chúng bị đe dọa tuyệt chủng vì nhu cầu phần lớn đến từ phương Đông vì tin rằng sừng tê giác sẽ chữa được bệnh ung thư.
Giá ngà voi đã tăng từ khoảng 5 triệu đồng đến 17 triệu đồng một kg thập niên 1990. Ngày nay, con số đó là 1,3 tỷ đến 1,5 tỷ đồng mỗi kg, theo báo cáo của Quỹ quốc tế về quyền lợi động vật.
Tuy nhiên, việc giữ an toàn cho những con tê giác hiện đang tốn khá nhiều chi phí, khoảng 2.4 tỷ đồng một đội 40 người trong 6 tháng. Tiền được trả lấy từ nguồn thu du lịch, nhưng gần đây, Kenya nằm trong vùng du khách lo sợ Ebola, vì thế lượng khách sụt giảm hẳn.
Một nguồn tin cho hay “Đội bảo vệ được đào tạo kỹ năng, trang bị vũ khí tân tiến nhất, định vị GPS, chó nghiệp vụ hỗ trợ,… Nhưng ngân quỹ dùng cho việc này đang là một thách thức lớn.”
Mỗi đồng đóng góp sẽ giúp bảo vệ đội kiểm lâm, cứu lấy tê giác, cho chúng ta và cả thế hệ mai sau.