Khoảng trống nguy hiểm khiến nhiều người mất tiền gửi

Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính kinh tế, trong năm 2017 tiền gửi của người dân và doanh nghiệp và định chế tài chính trên hệ thống tín dụng (gồm ngân hàng và phi ngân hàng) ước tính khoảng 7 triệu tỉ đồng.

Trong đó số tiền gửi huy động từ dân cư chiếm khoảng 60% và của tổ chức là 40%. Như vậy, tính riêng tiền gửi dân cư đã chiếm khoảng 4,2 triệu tỉ đồng trong hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Với một lượng tiền gửi lớn như vậy, chứng tỏ người dân vẫn chọn lựa ngân hàng là kênh gửi tiền nhàn rồi. Nhưng với rất nhiều vụ “bỗng dưng mất tiền” trong tài khoản thẻ, sổ tiết kiệm khiến không ít người dân tỏ ra hoang mang lo lắng về kênh đầu tư vốn được coi là vừa an toàn kể trên.

Theo ông Lực, để gia tăng sự đảm bảo an toàn, tiêu chí đầu tiên là khách hàng cần phải lựa chọn ngân hàng có uy tín, bề dày lịch sử, thương hiệu để biết quá trình hoạt động ngân hàng trong thời gian vừa qua có tốt hay không và chất lượng dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng, chuyên nghiệp. Sau đó quan tâm đến cả giá cả, lãi suất và chi phí.

Ngoài ra, để quản lý tiền trong tài khoản mình hay không thì rất dễ . Ngoài việc đăng ký sử dụng dịch vụ SMS internet banking, có thể yêu cầu ngân hàng gửi sao kê tài khoản.

Trong khi đó, theo kinh nghiệm của bà Nguyễn Thảo Hương, quận Bình Tân, hiện đang có hơn 50.000 cổ phiếu của Eximbank mách nước: Tôi chọn cách gửi tiền tiết kiệm ở nhiều ngân hàng khác nhau để giảm thiểu rủi ro.

Bên cạnh đó bà Hương cũng cho biết thêm: Bản thân tôi thỉnh thoảng yêu cầu nhân viên ngân hàng đến nhà thực hiện một số giao dịch nhưng tôi không bao giờ chỉ đặt niềm tin vào một người duy nhất.

TS Cấn Văn Lực cho rằng: "Nhiều khách hàng nói rằng chỉ muốn giao dịch với một người nhưng khách hàng cũng cần phải giao dịch với nhiều người hơn để đảm bảo cho chính mình. Ngoài ra, khách hàng cần quan tâm hơn đến việc phối hợp với ngân hàng để theo dõi dòng tiền của mình và việc ủy quyền. Khách hàng cần phải chắc chắn về giấy ủy quyền của mình, không nên bỏ trống vì đấy chính là khoảng trống nguy hiểm cho khách hàng".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm