10 cách dự phòng tăng huyết áp

9(PLO)- Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để dự phòng tăng huyết áp, theo khuyến nghị của Hội Tim mạch Việt Nam, chúng ta cần thay đổi lối sống như sau:

1. Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI = cân nặng/chiều cao x 2) từ 20 đến 25 (giúp giảm 5-10mmHg nếu giảm mỗi 10kg); duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

2. Chế độ ăn hợp lý: tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo bão hoà (mỡ, da động vật,dầu cọ, dầu dừa, đồ nướng, chiên, xào), đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.

3. Hàng tuần nên ăn cá từ 2-3 bữa, chọn các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, dùng sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt.

9 cách dự phòng tăng huyết áp

4. Giảm ăn mặn (dưới 6g muối/ngày). Tốt nhất là chỉ nên ½ thìa cafe/ngày là đủ.

5. Hạn chế uống rượu, bia: uống < 3 cốc chuẩn/ngày (nam), < 2 cốc chuẩn/ngày (nữ). Tổng cộng dưới 14 cốc chuẩn/tuần (nam), dưới 9 cốc chuẩn/tuần (nữ).

1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang, hoặc 30 ml rượu mạnh.

6. Ngừng hoàn toàn hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

7. Hạn chế sử dụng chất kích như trà, cà phê đậm đặc.

8. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

9. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

Nếu không may đã bị tăng huyết áp cần nhớ tới lời khuyên của các bác sĩ về dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống như trên.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là điều trị không dùng thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, bởi một khi phải dùng thuốc để hạ huyết áp thì sẽ phải dùng suốt đời. Nếu ngưng thuốc, huyết áp sẽ tăng vọt đột biến, có thể dẫn đến cơn đột quỵ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm