Chương trình nhằm truyền đi thông điệp của cộng đồng Tổ chức khí tượng trong nước và quốc tế, hỗ trợ các hành động nhằm bảo vệ tính mạng con người và tài sản trước diễn biến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, cực đoan…
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho hay từ năm 1950, ngày 23 tháng 3 hàng năm đã được Tổ chức khí tượng thế giới công nhận là ngày Khí tượng thế giới.
“Qua sự kiện này, hòa chung với ý tưởng kết nối từng cá nhân, cộng đồng, xã hội tham gia công tác phòng chống thiên tai, tôi kêu gọi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam nêu cao tinh thần trách nhiệm và cố gắng trong từng công việc mình đang thực hiện. Mỗi số liệu quan trắc, mỗi thông tin cảnh báo thiên tai đang từng bước góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước” – ông Thành nói.
Buổi Toạ đàm giữa cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học và cán bộ, viên chức ngành KTTV.
Tại lễ phát động, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia, nhà khoa học về khí tượng thuỷ văn của thế giới cũng đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong công tác dự báo thời tiết thời gian qua, mong muốn cùng phối hợp chặt chẽ hơn với ngành KTTV Việt Nam.
Bên thềm Lễ phát động đã diễn ra buổi Toạ đàm giữa cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học và cán bộ, viên chức ngành KTTV với nội dung dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân.
Dịp này, Bộ TN&MT tổ chức lễ gắn biển công trình được Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO) công nhận là Trạm Khí tượng trên 100 năm lịch sử tại Trạm Khí tượng Phù Liễn (Kiến An – Hải Phòng).
Đây là cơ sở nghiên cứu về thời tiết, khí hậu, thiên văn từ trường được xây dựng từ năm 1902, trên núi Đầu Sơn, cao 116 m so với nước biển. Cở sở này được xây dựng sớm nhất Đông Dương theo kiến trúc của Pháp, là nơi khởi nguồn của ngành KTTV Việt Nam, là cơ sở nghiên cứu khoa học, dự báo KTTV cả khu vực Đông Dương, là điểm du lịch hấp dẫn cho tới tận ngày nay. |