Chờ 4 ngày, nhiều lần bổ sung hồ sơ vẫn chưa được cấp giấy đi đường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trao đổi với PLO, ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội, cho biết ngay khi có thông tin về việc Hà Nội sẽ thực hiện cấp giấy đi đường mới, công ty đã tức tốc làm hồ sơ nhưng đến nay vẫn chưa được cấp.

Công ty này đã làm theo đúng hướng dẫn của bên công an, gửi hồ sơ từ ngày 4-9 qua email nhưng không thấy phản hồi. Quá sốt ruột, doanh nghiệp phải gọi điện thủ công thì mới được hướng dẫn bổ sung.

"Theo hướng dẫn bằng văn bản, ban đầu chúng tôi gửi ba biểu mẫu cho công an, trong đó có biểu mẫu đi đường cho cán bộ công nhân viên, biểu mẫu cho xe... Sau đó công an xã lại báo không cấp giấy cho xe được mà phải chuyển lên công an thành phố. Đã bốn ngày rồi, dù nhiều lần bổ sung hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn nhưng vẫn chưa được cấp giấy đi đường", ông Dũng bức xúc.

Một doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực rất thiết yếu là thực phẩm, cũng đang bế tắc chuyện giấy đi đường. Lãnh đạo công ty này cho biết công ty đã làm hồ sơ xin cấp giấy đi đường cho khoảng 200 công nhân viên, nhưng đến nay chưa thấy phản hồi gì.

Quá trình làm hồ sơ cũng gặp đầy vướng mắc, bắt nguồn từ cách hiểu của quản lý nhà nước với một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, vừa vận hành chuỗi siêu thị.

"Theo một số quy định thì hoạt động siêu thị do Sở Công Thương quản lý, còn thực phẩm thì là Sở NN&PTNT. Khi làm hồ sơ cấp giấy đi đường với công an phường Giảng Võ, Thanh Xuân Trung thì họ trả lời thuộc Sở Công Thương. Nhưng sang Sở Công Thương lại trả về" - lãnh đạo công ty cho biết.

Cuối cùng, để "chắc ăn", công ty vừa gửi email và nộp trực tiếp hồ sơ tại cả ba đơn vị là Sở Công Thương, Sở NN&PTNT Hà Nội và công an phường nơi có siêu thị. Công ty có 20 cửa hàng ở khoảng 20 phường khác nhau đồng nghĩa phải chuẩn bị 20 bộ hồ sơ nộp cho cơ quan chức năng.

"Giờ thì tạm thời chấp nhận giấy đi đường cũ. Nhưng tới đây mà siết lại, chúng tôi không ra đường được thì toàn bộ hàng thực phẩm tươi sống sẽ bị hỏng. Mỗi ngày chúng tôi nhận 2.000 - 3.000 đơn hàng, cũng đồng nghĩa sẽ gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng " - lãnh đạo công ty cho biết.

Hiện chưa rõ Hà Nội sẽ điều chỉnh như thế nào với thủ tục cấp phép giấy đi đường mới, bỏ hẳn hay tiếp tục. Nhưng đại diện công ty cho rằng, để thông thoáng và rõ địa chỉ trách nhiệm, việc cấp giấy nên theo ngành dọc. Doanh nghiệp nông nghiệp để Sở NN&PTNT cấp, hoạt động trong lĩnh vực công thương thì để Sở Công Thương cấp, ngành xây dựng để Sở Xây dựng cấp... Như thế sẽ nhanh và sâu sát.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm