Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia - Ahmad Faizal Azumu. ẢNH: Firdaus Latif |
Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia - Ahmad Faizal Azumu lý giải chỉ tiêu khiêm tốn của đội nhà: “Các nội dung mà các VĐV của chúng tôi thường tập trung sẽ không được tổ chức (tại Hà Nội) lần này, dẫn đến việc chúng tôi không đặt mục tiêu cao cho các VĐV của mình.
Điều này là do sự vắng mặt của các sự kiện thể thao quốc tế trong hai năm qua (do đại dịch COVID-19), (vì vậy) chúng tôi không thể đánh giá hết thành tích của các VĐV (để đặt mục tiêu cao)”.
Tại SEA Games 31, mục tiêu của Malaysia đối với Đại hội thể thao diễn ra hai năm một lần là 36 HCV, 35 HCB và 75 HCĐ. Tổng số huy chương là 146 chiếc.
Ông Ahmad Faizal cũng rất ấn tượng với sự hy sinh và cống hiến của 584 VĐV quốc gia, những người tiếp tục trải qua các buổi tập luyện ban đêm, ngay trong tháng Ramadhan (tháng ăn chay của người theo đạo Hồi). Ông nói: “Họ vẫn tập trung cao độ để có thể cống hiến hết sức mình tại SEA Games, dù phải hy sinh ăn mừng cùng các thành viên trong gia đình”.
Các VĐV điền kinh Malaysia về sau Dương Văn Thái và VĐV của Philippines tại SEA Games 30. ẢNH: MQ |
Dựa trên thành tích hiện tại, hiện có 15 môn thể thao đang được Malaysia đặt mục tiêu đóng góp tổng số 36 HCV. Trong đó môn lặn và điền kinh được kỳ vọng sẽ là những “mỏ vàng” của đoàn Malasysia, dự kiến mỗi môn thể thao được giao chỉ tiêu góp hơn 5 HCV.
Kể từ lần đại hội đầu tiên tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) vào năm 1959, trong lịch sử các kỳ SEA Games, Malaysia duy nhất một lần trở thành nhà vô địch SEA Games năm 2017 tại Kuala Lumpur khi giành được 145 HCV, 92 HCB và 86 HCĐ.
Tại SEA Games 30 năm 2019 ở Philippines, đoàn thể thao Malaysia không đạt được chỉ tiêu giành 70 HCV khi chỉ về nước với tổng số huy chương 55 HCV, 58 HCB và 71 HCĐ.