Khi nào cần tầm soát ung thư tai mũi họng?

(PLO)- Tầm soát ung thư tai mũi họng sớm sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ung thư tai mũi họng là gì?

Ung thư tai mũi họng là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng đầu cổ, có tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng.

Ung thư tai mũi họng có thể bắt đầu trong các xoang, trong hốc mũi, trong miệng hoặc lưỡi và nướu, thanh quản, hầu họng, ở các tuyến nước bọt, ở đáy hộp sọ…

Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân chính gây ung thư tai mũi họng. Uống nhiều rượu cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư miệng, họng và thanh quản cao hơn.

tầm soát ung thư tai mũi họng
Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện tầm soát ung thư tai mũi họng theo định kỳ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm

Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng có thể kể đến là người bị nhiễm papillomavirus (HPV), tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, bụi gỗ hoặc các chất độc hại, xạ trị vùng đầu và cổ, người cao tuổi, nam thường dễ mắc bệnh hơn so với nữ.

Dấu hiệu bệnh mờ nhạt, dễ nhầm lẫn

Ung thư tai mũi họng nguy hiểm bởi những dấu hiệu ban đầu rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thường gặp.

Phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã xuất hiện các triệu chứng điển hình như: nhức đầu, chảy máu mũi, khàn giọng, ho ra máu… Khi đó, bệnh có thể đã tiến triển, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và hiệu quả cũng sẽ bị giảm.

Đặc biệt, những người có nguy cơ mắc ung thư tai mũi họng cao như: người hút nhiều thuốc lá, người thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động, uống nhiều rượu bia, tiền sử gia đình có người mắc ung thư tai mũi họng, người cao tuổi, nam giới,… nên thực hiện tầm soát định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.

Khi nhận thấy một số triệu chứng ban đầu, nghi ngờ ung thư tai mũi họng, cần đến bệnh viện để thăm khám sớm:

Vết loét ở lưỡi hoặc miệng không lành

Có các mảng trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi hoặc trong miệng

Khàn giọng

Đau đầu thường xuyên

Khó nuốt

Nhiễm trùng xoang thường xuyên, không đáp ứng với điều trị

Đau họng kéo dài

Đau tai dai dẳng

Đau ở hàm trên

Sưng mặt

Nước bọt có máu hoặc chảy máu từ mũi, miệng

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm