Gọi cấp cứu 115
Khi gặp tình huống tai nạn giao thông có người bị thương, bạn phải thông báo vụ tai nạn đến cơ quan thi hành pháp luật gần nhất (gọi 113) hoặc Trung tâm cấp cứu (gọi 115) và nhận thông tin phải làm gì tiếp theo. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh đồng thời tiến hành sơ cứu.
Kỹ thuật sơ cứu ban đầu
Những kỹ năng sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông tưởng như đơn giản nhưng nhiều người lại không nắm rõ. Mỗi người nên cần trang bị những kinh nghiệm sơ cứu cần thiết, vừa để bảo vệ bản thân vừa có thể giúp đỡ những người gặp tai nạn trên các tuyến đường.
Nguy hiểm hơn là trường hợp nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập, sau 4 phút não tổn thương, sau 10 phút não tổn thương không hồi phục, cần hồi sinh tim, phổi để cung cấp ô xy cho cơ thể, ngăn ngừa tổn thương não, chờ hỗ trợ nâng cao. Người hỗ trợ cần thực hiện các biện pháp ép tim, hà hơi thổi ngạt theo đúng cách…
Kiểm tra hô hấp của người bị nạn Khi sơ cứu trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải dùng tay móc ngay ra. Trường hợp người bị thương khó thở, sau khi tạo ra được đường thoáng khí, thực hiện hô hấp nhân tạo. Đây là cách cấp cứu an toàn nhất và hiệu quả nhất. Thông thường thì hô hấp nhân tạo bằng cách miệng đối miệng, người cấp cứu ngậm miệng hít sâu rồi áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh, đồng thời ngón cái và ngón trỏ bóp cho cánh mũi nạn nhân kín lại. Quan sát lồng ngực nạn nhân khi thổi, nếu lồng ngực phồng lên là không khí đã vào phổi., ngẩng lên lấy hơi để thổi lần sau và bỏ ngón tay bịt cánh mũi nạn nhân ra. Tần số đối với nạn nhân người lớn thì cứ 3 – 4 giây thổi một lần, nạn nhân là trẻ em thì nhanh hơn cứ 2 – 3 giây thổi một lần. |