Bảng số liệu: Chỉ số Chấp nhận Rủi ro Manulife
Kết quả cho thấy, nếu xét về cách phân bổ tài sản hiện tại, các NĐT Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao nhất. Họ nắm giữ tỷ lệ lớn các loại tài sản nhiều rủi ro trong danh mục tài sản của gia đình, 44% so với 32% ở Nhật Bản. Mặc dù 29% các NĐT Trung Quốc lo ngại về sự không ổn định thị trường nhưng họ vẫn có mức độ chấp nhận rủi ro cao nhất khi đầu tư vào các cổ phiếu giá trị nhỏ có rủi ro cao hơn (27%).
Ngược lại, các NĐT Nhật Bản có mức chấp nhận rủi ro thấp nhất, bảo thủ nhất trong bảng cân đối tài sản, nắm giữ 41% tài sản dưới dạng tiền mặt. Mặc dù chọn đầu tư vào cổ phiếu, nhưng các NĐT Nhật Bản lại thích các cổ phiếu giá trị lớn (blue chip) ổn định. Nghiên cứu còn cho thấy NĐT Trung Quốc thường tiến hành khoản đầu tư một lần để đạt lợi nhuận ngắn hạn. Trong khi đó, các NĐT Nhật Bản có xu hướng đầu tư với những khoản góp đều đặn và tiếp cận một cách có kỷ luật hơn.
Trong Chỉ số Chấp nhận Rủi ro, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore lần lượt xếp hạng 2, 3, 4. Điều này thể hiện mâu thuẫn khác giữa mức độ chấp nhận rủi ro và hoạt động đầu tư thực tế. 36% NĐT Hồng Kông lo ngại về việc ra quyết định đầu tư sai lầm nhưng sự ưa chuộng đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu lại cao nhất với 63%. Trong khi đó, 48% NĐT Đài Loan trì hoãn việc đầu tư vào quỹ tương hỗ bởi những lo ngại về rủi ro nhưng lại ưa chuộng đầu tư vào cổ phiểu giá trị nhỏ có rủi ro cao hơn. NĐT Singapore lại gần giống với Nhật Bản trong cách phản ứng rủi ro với 36% tài sản nắm giữ dưới dạng tiền mặt.