Nhiều yếu tố cho thấy việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO chỉ còn là vấn đề thời gian

(PLO)- Các yếu tố trong và ngoài nước đang tạo ra một cơ hội không thể tốt hơn cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, và việc có được tư cách thành viên NATO của hai quốc gia này dường như chỉ còn là vấn đề thời gian.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Phần Lan và Thụy Điển có xu hướng từ bỏ sự trung lập và tìm kiếm sự bảo vệ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hồi tháng 1, Thủ tướng Đảng Dân chủ Xã hội Sanna Marin tuyên bố Phần Lan không tìm kiếm tư cách thành viên NATO trong thời kỳ lập pháp hiện tại. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga đã cho thấy những bất lợi khi là một nước không phải là thành viên NATO, theo hãng tin Al Jazeera.

Trụ sở NATO ở thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: REUTERS

Trụ sở NATO ở thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: REUTERS

Trong xung đột Ukraine, dù NATO cung cấp cho Kiev một số hỗ trợ nhất định, nhưng liên minh tỏ ra do dự trong việc thiết lập vùng cấm bay, cũng như không trực tiếp can thiệp quân sự.

Theo ông Alistair Shepherd - giảng viên cao cấp về an ninh châu Âu tại Đại học Aberystwyth, Không có gì ngạc nhiên khi xung đột Ukraine là yếu tố chính thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan tiến gần hơn đến việc xin gia nhập NATO.

Ngoài ra, cũng có các yếu tố thuận lợi giúp việc gia nhập NATO trở nên rộng mở hơn với hai quốc gia này.

Người dân trong nước đồng lòng

Phần Lan được cho là có xu hướng quyết định trở thành thành viên NATO trong vòng vài tuần. Trong khi đó, Thụy Điển phải đối mặt với một cuộc bầu cử vào giữa năm, và nước này có phần thận trọng hơn Phần Lan khi lo ngại về tương lai của họ.

Trước khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu, Chính phủ Thụy Điển có xu hướng muốn tránh những thay đổi chính sách an ninh có thể làm mất lòng cử tri Tuy nhiên, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine, dư luận đã thay đổi đáng kể, khiến việc trở thành thành viên NATO của Thụy Điển, cũng như Phần Lan, trở nên dễ dàng hơn.

“Cuộc thăm dò ở Phần Lan cho thấy 53% ủng hộ gia nhập NATO và 41% ở Thụy Điển. Gần đây, con số này đã tăng hơn nữa với hơn 50% hiện đang ủng hộ ở Thụy Điển [tăng lên 62% nếu Phần Lan tham gia]. Ở Phần Lan, 68% ủng hộ việc gia nhập NATO [tăng lên 77% nếu chính phủ đề xuất], theo ông Shepherd.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết sau cuộc gặp với lãnh đạo Phần Lan, tình hình an ninh mới sẽ được xem xét một cách toàn diện và nhanh chóng.

Nền tảng quan hệ tốt với NATO

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả hai đã phát triển mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với NATO, đặc biệt là sau khi tham gia chương trình Đối tác vì Hòa bình (PfP) năm 1994 và Liên minh châu Âu năm 1995.

Theo ông Shepherd, PfP được thiết kế để cung cấp cho các quốc gia không thuộc NATO một cách để phát triển các mối quan hệ với NATO với tốc độ và mức độ mà họ lựa chọn

Có thể nói, Thụy Điển và Phần Lan đã được tích hợp vững chắc vào các cấu trúc của NATO. Quân đội của họ đã hợp tác với quân đội NATO trong nhiều năm. Các binh sĩ Phần Lan và Thụy Điển đã tham gia vào chiến dịch do NATO dẫn đầu ở Afghanistan và cả hai đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ về trang thiết bị và huấn luyện kể từ năm 2015.

Với quân đội được đào tạo bài bản, Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sẽ giúp tăng cường sự hiện diện và an ninh của liên minh trong khu vực Baltic.

Bên cạnh đó, các nước lớn thuộc NATO như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ba Lan,... cũng khẳng định họ sẽ hoan nghênh việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển. Các quốc gia còn lại đều không phản đối ý tưởng này. Đây là một điều quan trọng vì chỉ khi tất cả thành viên đồng ý thì đơn xin gia nhập mới được thông qua.

Theo bà Katharine AM Wright - giảng viên cao cấp về chính trị quốc tế tại Newcastle: “Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, các đơn xin gia nhập có khả năng được phê duyệt nhanh chóng… để thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của liên minh trước sự hành động của Nga”.

Bà cho biết nếu Phần Lan và Thụy Điển gửi đơn xin gia nhập, NATO có thể sẽ cấp tư cách thành viên cho hai nước này trong năm nay”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm