COVID-19 châu Âu: Tại sao Đức cũng nhiễm nhiều nhưng chết ít?

Ý vẫn là nước có dịch nghiêm trọng nhất châu Âu với 53.578 ca nhiễm, trong đó tới 4.825 người chết, 42.681 người còn nằm viện (2.857 người nguy kịch), 6.072 người xuất viện, theo nguồn từ trang web thống kê Worldometters.

Giáo hoàng Pope Francis kêu gọi người dân thế giới cùng chung sức chống dịch COVID-19. Ảnh: REUTERS

Số người chết tại Ý trong ngày 21-3 tiếp tục là một con số kỷ lục so với những ngày trước: 800.

Chính phủ Ý lệnh toàn bộ doanh nghiệp đóng cửa đến ngày 3-4, trừ các dịch vụ, ngành nghề thiết yếu để duy trì xã hội.

Tây Ban Nha 28.572 ca nhiễm, trong đó 1.725 người chết, 24.772 người còn nằm viện (1.785 người nguy kịch), 2.125 người xuất viện.

Tây Ban Nha thêm tới 394 người chết trong ngày 21-3, cao hơn số ngày trước đó (324).

Với số nhiễm, tử vong liên tục tăng cao, Tây Ban Nha vượt Iran trở thành nước có dịch nghiêm trọng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ý. Đáng ngại hơn, theo Reuters, Tây Ban Nha đang tiến rất nhanh trên con đường mà Ý đã đi qua, khi tốc độ tử vong chưa có dấu hiệu chậm lại.

Ngày 21-3, Thủ tướng Pedro Sanchez cảnh báo “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” nhưng cũng khẳng định chính phủ sẽ làm mọi điều cần thiết để chiến đấu với dịch.

Đưa bệnh nhân COVID-19 đến chữa trị tại một bệnh viện quân đội ở Madrid (Tây Ban Nha) ngày 21-3. Ảnh: REUTERS

Tây Ban Nha đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 14-3, kéo dài 15 ngày. Ngày 22-3, truyền thông nước này nói chính phủ đang cân nhắc kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 15 ngày nữa.

Ngày 21-3, Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết một số bệnh viện đang thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị trên một số bệnh nhân. Bộ Khoa học nước này cho biết hiện đang khẩn trương nghiên cứu vaccine ngừa.

Đức 23.129 ca nhiễm, trong đó 93 người chết, 22.827 người còn nằm viện (2 người nguy kịch), 209 người xuất viện.

Người dân xếp hàng tại một khu chợ ở Berlin (Đức). Ảnh: REUTERS

Có thể thấy số ca nhiễm không ít so với các nước châu Âu khác nhưng số ca tử vong của Đức lại ít hơn nhiều. Theo tạp chí Forbes, có nhiều lý do cho việc này, trong đó có hai lý do chính. Thứ nhất, các ca nhiễm ở Đức đa phần trẻ hơn (20-50 tuổi chiếm 70%). Thứ hai, có đủ máy trợ thở và giường cấp cứu lúc cần thiết, đủ thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế.

Pháp 14.457 ca nhiễm, trong đó 562 người chết, 12.310 người còn nằm viện (1.525 người nguy kịch), 1.587 người xuất viện.

Pháp đã có bác sĩ đầu tiên thiệt mạng vì lây nhiễm COVID-19, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết ngày 22-3. Bác sĩ này làm việc tại một bệnh viện ở TP  Compiegne thuộc tỉnh Oise, bắc Pháp.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran kêu gọi bộ phận công chức các dịch vụ thiết yếu duy trì làm việc giữ xã hội vận hành dù dịch COVID-19. Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Veran dự đoán số ca nhiễm và tử vong sẽ còn tăng trong những ngày tới. Nhà chức trách thủ đô Paris vẫn đang khẩn trương chuẩn bị thêm giường bệnh, máy trợ thở, nhân viên y tế, chuẩn bị cho kịch bản lượng bệnh nhân tăng cao khi dịch ở nước này đạt đỉnh vào đầu tháng 4.

Bộ trưởng Veran nói dù có lệnh phong tỏa toàn quốc nhưng chính phủ trông mong vào bộ phận công chức các dịch vụ thiết yếu giữ xã hội vận hành.

Báo Liberation dẫn một số nguồn tin giấu tên trong văn phòng tổng thống Pháp cho biết ngày 20-3 Tổng thống Emmanuel Macron đã dọa sẽ đóng cửa biên giới với Anh nếu chính phủ Anh không mạnh tay ngăn lây nhiễm. Cả văn phòng Tổng thống Macron và văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johnson không bình luận.

Thụy Sĩ 7.225 ca nhiễm, trong đó 80 người chết, 7.014 người còn nằm viện (141 người nguy kịch), 15 người xuất viện. Chính phủ đề nghị người lớn tuổi từ 65 trở lên không ra khỏi nhà, chỉ đi khi cần gặp bác sĩ.

Số ca nhiễm mới trong ngày 21-3 ở Thụy Sĩ tăng tới hơn 25%. Theo ông Daniel Koch - lãnh đạo bộ phận truyền thông về bệnh truyền nhiễm Văn phòng Y tế Liên bang, đà tăng này không có gì ngạc nhiên khi Thụy Sĩ chỉ mới tăng cường các lệnh cấm (cấm tụ tập, giữ khoảng cách) trong tuần này.

Theo ông Koch, điểm cuối của khủng hoảng chưa thể dự đoán được. Tuy nhiên, ông cũng hy vọng tỉ lệ tăng số ca nhiễm mới sẽ giảm dần trong tuần tới.

Anh 5.018 ca nhiễm, trong đó 240 người chết, 4.685 người còn nằm viện (20 người nguy kịch), 93 người xuất viện.

Ngày 22-3 Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo hệ thống y tế Anh có thể sẽ quá tải như của Ý chỉ trong hai tuần nữa.

“Các con số rất khắc nghiệt và đang leo thang. Chúng ta chỉ còn vài tuần - hai hoặc ba - sau Ý. Trừ khi chúng ta hành động cùng nhau, trừ khi chúng ta có nỗ lực quốc gia quả cảm để làm chậm đà lây, hệ thống y tế chúng ta cũng sẽ có khả năng bị quá tải tương tự” - Thủ tướng Johnson thừa nhận thực tế khó khăn của Anh, đồng thời đề nghị người dân ở yên trong nhà.

Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo hệ thống y tế Anh có thể sẽ quá tải như của Ý chỉ trong hai tuần nữa. Ảnh: REUTERS

Ngày trước đó nữ hoàng Elizabeth 93 tuổi kêu gọi người dân giữ khoảng cách ngăn lây nhiễm.

Ngày 21-3, Bộ Y tế Anh đạt thỏa thuận được với lĩnh vực bệnh viện tư cùng chung tay cứu chữa bệnh nhân. Với thỏa thuận này, Bộ Y tế Anh có thêm hàng ngàn giường bệnh, máy trợ thở, nhân viên y tế tham gia công cuộc chống dịch.

Tuần rồi chính phủ Anh có nhiều động thái tích cực chống dịch. Cùng với lệnh phong tỏa đi lại, Anh đóng cửa các địa điểm giải trí như câu lạc bộ, nhà hàng, nhà hát, rạp phim… sau tối 20-3 và chưa biết ngày mở lại. Tại London, trường học và tàu điện ngầm ngưng hoạt động.

Hà Lan 4.204 ca nhiễm, trong đó 179 người chết, 4.023 người còn nằm viện (354 người nguy kịch), 2 người xuất viện.

Một khu lều dùng cách ly người nghi nhiễm COVID-19 tại BV ĐH Maastricht ở Hà Lan. Ảnh: REUTERS

Ngày 22-3, Hà Lan ghi nhận số ca nhiễm cao: 573 (tương đương 16%), thêm tới 43 người chết.

Bỉ 3.401 người nhiễm, trong đó 75 người chết, 3.063 người còn nằm viện (288 người nguy kịch), 263 người xuất viện.

Bỉ đã áp lệnh phong tỏa từ ngày 18-3 và ngày 22-3, chính phủ nước này quyết định kéo dài thời gian phong tỏa ra tám tuần, Bộ trưởng Y tế Maggie De Block nói với báo De Zondag.

“Chúng ta đang tiến tới đỉnh của dịch, sau đó đường cong sẽ đi xuống. Tôi nghĩ tình hình sẽ kéo dài thêm tám tuần nữa. Đó sẽ là đường đi bình thường” - Bộ trưởng Y tế Maggie De Block nói.

Bà Block nói ước tính này là dựa vào những gì đã xảy ra ở Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đường phố Brussles (Bỉ) vắng vẻ vì lệnh phong tỏa. Ảnh: REUTERS

Theo lệnh phong tỏa, mọi người ở trong nhà, chỉ được ra đường để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men. Trường học, trường đại học đóng cửa. Phần lớn người lao động làm việc tại nhà. Các hình thức tụ tập đều bị cấm. Cảnh sát liên tục tuần tra các tuyến đường kiểm soát phong tỏa.

Các trường hợp xuất cảnh không cần thiết bị cấm đến ngày 5-4.

Áo 3.214 ca nhiễm, trong đó 9 người chết, 3.196 người còn nằm viện (15 người nguy kịch), 9 người xuất viện.

NaUy 2.246 ca nhiễm, trong đó 7 người chết, 2.233 người nằm viện (28 người nguy kịch), 6 người xuất viện.

Thụy Điển 1.770 ca nhiễm, trong đó 21 người chết, 1.733 người còn nằm viện (68 người nguy kịch), 16 người xuất viện.

Bồ Đào Nha 1.600 ca nhiễm, trong đó 14 người chết, 1.581 người còn nằm viện (26 người nguy kịch), 5 người xuất viện.

Bồ Đào Nha đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 18-3.

Đan Mạch 1.395 ca nhiễm, trong đó 13 người chết, 1.381 người còn nằm viện (42 người nguy kịch), 1 người xuất viện.

Luxembourg 798 ca nhiễm, trong đó có 8 người chết, 784 người còn nằm viện (3 người nguy kịch), 7 người xuất viện.

Ireland 785 ca nhiễm, trong đó có 3 người chết, 777 người còn nằm viện (13 người nguy kịch), 5 người xuất viện.

Iceland 568 ca nhiễm, trong đó có 1 người chết, 543 người còn nằm viện (3 người nguy kịch), 13 người xuất viện.

Hy Lạp 530 ca nhiễm, trong đó có 13 người chết, 498 người còn nằm viện (18 người nguy kịch), 19 người xuất viện.

Slovenia 383 ca nhiễm, trong đó có 1 người chết, 382 người còn nằm viện (12 người nguy kịch).

Nga 306 ca nhiễm, trong đó có 1 người chết, 289 người còn nằm viện, 16 người xuất viện.

Croatia 235 ca nhiễm, trong đó có 1 người chết, 229 người còn nằm viện (5 người nguy kịch), 5 người xuất viện.

Serbia 188 nhiễm, trong đó có 2 người chết, 184 người còn nằm viện (4 người nguy kịch), 2 người xuất viện.

Slovakia 178 ca nhiễm, 171 người còn nằm viện (2 người nguy kịch), 7 người xuất viện.

Bulgaria 174 ca nhiễm, trong đó có 3 người chết, 168 người còn nằm viện (3 người nguy kịch), 13 người xuất viện.

Hungary 131 ca nhiễm, trong đó có 6 người chết, 109 người còn nằm viện (6 người nguy kịch), 16 người xuất viện.

Costa Rica 117 ca nhiễm, trong đó có 2 người chết, 113 người còn nằm viện (2 người nguy kịch), 2 người xuất viện.

Cộng hòa Dominica 112 ca nhiễm, trong đó có 3 người chết, 109 người còn nằm viện.

Albania 89 ca nhiễm, trong đó có 2 người chết, 85 người còn nằm viện (2 người nguy kịch), 2 người xuất viện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm