Mỹ thêm quân đến Ba Lan giữa lúc căng thẳng với Nga

Theo AP, giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda có một vài quan điểm khác nhau về quan hệ với Nga.

Tổng thống Ba Lan Duda cho biết vẫn muốn Nga trở thành một người bạn của Ba Lan dù cho có nhiều lo lắng về các hoạt động quân sự cũng như có nhiều lịch sử xung đột với của Nga.

“Chúng tôi mong muốn Nga là bạn của chúng tôi, nhưng thật không may, Nga lại tỏ ra rất không thiện chí, tỏ thái độ đế quốc khó chịu”, ông Duda nói trong cuộc họp báo với ông Trump về các cuộc tấn công Georgia năm 2008 và Ukraine năm 2014.

Tổng thống Trump dường như muốn xoa dịu mối lo lắng của ông Duda: “Tôi hy vọng rằng Ba Lan sẽ có mối quan hệ tuyệt vời với Nga. Tôi nghĩ rằng nó có thể. Tôi nghĩ rằng vì những gì các bạn đã làm, và sức mạnh, và sự giúp đỡ của chúng tôi. Tôi hy vọng, chúng ta sẽ có quan hệ tốt với Nga và còn cả Trung Quốc với một số nước khác”.

Tổng thống Trump phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Ba Lan Duda. Ảnh: AP

Ông Trump để ngỏ khả năng thăm chính thức Ba Lan lần thứ hai vào tháng 9-2019 nhân kỷ niệm 80 cuộc xâm lược của Đức quốc xã mở đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

AP  cho biết ông Trump đã cân nhắc về việc cho phép Ba Lan tham gia chương trình của Bộ Ngoại giao cho phép công dân nước này đến Mỹ để du lịch hoặc kinh doanh mà không cần xin thị thực, nhưng cũng cần có lộ trình.

Các nhà lãnh đạo Ba Lan hy vọng Mỹ đặt một căn cứ lâu dài tại nước này. Nếu đạt được thỏa thuận, căn cứ này sẽ mang tên “Fort Trump”, tuy nhiên hai bên chưa thống nhất quan điểm này ngày 12-6.

Mỹ chỉ bổ sung khoảng 1.000 quân và một phi đội máy bay không người lái Reaper cho mục đích tình báo đến đồng minh Ba Lan.

Ông Trump nhấn mạnh chính phủ Ba Lan sẽ trả tiền cho cơ sở hạ tầng để hỗ trợ quân đội. Các thành viên quân đội sẽ được điều chuyển từ Đức để bổ sung vào một lực lượng khoảng 4.500 quân hiện có tại Ba Lan vốn được luân chuyển thường xuyên.

Ngoài ra, quyết định của Ba Lan mua hơn 30 máy bay chiến đấu tấn công chung F-35 từ Mỹ rất được tổng thống Trump hoan nghênh.

Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Mỹ theo dõi màn trình diễn tiêm kích F-35 tại Nhà Trắng ngày 12-6 cùng vợ chồng Tổng thống Ba Lan. Ảnh: AP

Trong một diễn biến khác, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh quyết định của ông Trump nhằm hiện diện quân Mỹ tại Ba Lan.

Ông Stoltenberg cho biết điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh châu Âu và sức mạnh của kết nối xuyên Đại Tây Dương.

Trước đó, Mỹ đã nối lại hoạt động quân sự ở châu Âu nhằm thể hiện sự đồng hành với các đồng minh NATO sau việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014.

Bốn tiểu đoàn cỡ tiểu đoàn đa quốc gia sẽ đóng quân tại các quốc gia thành viên NATO như Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva, do dưới quyền chỉ huy của Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Sự gia tăng lực lượng quân sự Mỹ tại NATO phản ánh chiến lược phòng thủ quốc gia mới của Mỹ, tuyên bố ưu tiên hàng đầu là cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc và Nga, theo AP.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm