Tăng, giảm giá xăng theo biến động giá thực tế

Trong đó chỉ còn một phương án tăng, giảm giá theo biến động giá thực tế, thay vì đến ba phương án (biến động giá thực tế, giá bình quân 30 ngày, trần biến động cho cả năm) như dự thảo hồi tháng 5.

Dự thảo mới đã được chỉnh sửa theo hướng tiếp thu nhiều ý kiến của DN, chuyên gia thời gian qua. Cụ thể, hai lần tăng giá cách nhau tối thiểu 10 ngày, hai lần giảm giá cách nhau tối đa 10 ngày (như Nghị định 84/2009), thay vì kéo đến 15 ngày như dự thảo trước. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm dưới hoặc bằng 6% so với giá bán lẻ hiện hành thì DN phải giảm giá tương ứng (thay vì 12% như Nghị định 84/2009).

Tuy nhiên, dự thảo mới thay đổi tỉ lệ và cách sử dụng quỹ bình ổn trong trường hợp tăng giá. Cụ thể, trường hợp có biến động làm cho giá cơ sở tăng dưới hoặc bằng 5%, DN được quyền chủ động tăng giá bán lẻ tương ứng. Trường hợp có biến động làm giá cơ sở tăng trên 8% hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội thì Nhà nước bình ổn giá (Nghị định 84/2009 quy định mức tăng đến 12% thì Nhà nước mới can thiệp bình ổn).

Q.NHƯ - T.PHƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm