Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chúng ta phải chuẩn bị tất cả các khả năng

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội) tại buổi tiếp xúc sáng 1-7.

Theo Tổng Bí thư, vấn đề Biển Đông là vấn đề rất lớn, hệ trọng và nhạy cảm. Có thể nói trên thế giới rất nhiều nước quan tâm. Nó liên quan tới sự ổn định và phát triển của đất nước, giữ gìn độc lập chủ quyền quốc gia, giải quyết quan hệ với Trung Quốc.

“Trung Quốc là một nước láng giềng lớn. Muốn ra sao cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai không có láng giềng đâu? Vậy thì phải xử lý thế nào cho đúng. Việc này không phải bây giờ mới xảy ra mà đã xảy ra nhiều lần rồi. Chúng ta phải tìm cách làm sao chung sống hoà bình song cũng đồng thời phải giữ được độc lập, chủ quyền” - Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư, trong kỳ họp QH vừa qua, ngay từ những ngày đầu tiên bổ sung vào chương trình nghe báo cáo, thảo luận, sau đó, QH đã ra thông cáo, tuyên bố việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là vi phạm luật pháp quốc tế, chúng ta phản đối, kịch liệt lên án và đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.

“Chúng ta chủ trương đấu tranh một cách toàn diện cả trên thực địa, cả bằng chính trị, ngoại giao. Nhưng với tinh thần tỉnh táo, kìm chế, không để xảy ra xung đột, chiến tranh. Nếu xảy ra chiến tranh sẽ trái với mục tiêu hoà bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” - Tổng Bí thư bộc bạch.

Tổng Bí Thư cũng cho rằng Trung Quốc muốn hiện thực hoá đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông, muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Ta nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa thì trên thực tế Trung Quốc đang chiếm giữ, họ đã hai lần đánh chiếm Hoàng Sa và lần gần nhất là năm 1974 khi chúng ta chưa giải phóng miền Nam. Do đó, chúng ta tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa. Chúng ta chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và thoả thuận cấp cao giữa hai nước. Chúng ta sử dụng tất cả các biện pháp, kể cả đấu tranh pháp lý.

“Có ý kiến nói rằng, nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? Thì chúng ta cũng phải chuẩn bị tất cả các khả năng. Mong cho nó đừng xảy ra và làm cho nó không xảy ra. Trong thời buổi bây giờ, không ai muốn chiến tranh. Cho nên mọi hành động, lời nói, việc làm cần tính toán tổng thể, phối hợp nhịp nhàng trên các mặt trận”- Tổng Bí thư nói. 

THÀNH VĂN

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Quốc hội đúng vai, tròn vai

Quốc hội đúng vai, tròn vai

(PLO)- Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương đều có thẩm quyền trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng chỉ có Quốc hội có thẩm quyền ban hành luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 3 vấn đề 'cốt tử' trong Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 3 vấn đề 'cốt tử' trong Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra ba nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ này và nhấn mạnh đây đều là những vấn đề “cốt tử”, hệ trọng, liên quan đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; quyết định sức mạnh nội bộ Đảng và hệ thống chính trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

(PLO)- Tại Điện Kính Thiên, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu đã dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức Tổ tiên; cầu mong Tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa; nhân dân có cuộc sống bình an và hạnh phúc...