Vụ 4 nữ tiếp viên hàng không vận chuyển hơn 11,3 kg ma túy: Các khả năng pháp lý

(PLO)-  Thời hạn tạm giữ hình sự tối đa theo quy định của pháp luật là không quá 9 ngày; trường hợp nếu đủ căn cứ thì cơ quan tố tụng sẽ khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam người bị tạm giữ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 21-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết vẫn đang làm việc, lấy lời khai đối với bốn tiếp viên hàng không (TVHK) bị hải quan bắt quả tang "xách tay" hơn 11,3 kg từ Pháp đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sáng 16-3.

Hiện bốn người này chưa bị khởi tố. Công an cũng thực hiện việc tạm giữ, khám xét nơi ở của bốn TVHK nhưng không phát hiện ma túy.

Vấn đề được dư luận quan tâm lúc này đó là các khả năng pháp lý nào có thể xảy ra sau vụ bắt quả tang đó?

Cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra, xác minh vụ 4 nữ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy. Ảnh: HT

Cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra, xác minh vụ 4 nữ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy. Ảnh: HT

Trao đổi với PV trưa 22-3, ThS Võ Văn Tài, giảng viên Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết chỉ có hai khả năng có thể xảy ra đối với vụ việc này.

Thứ nhất, sau khi bị bắt quả tang thì 4 TVHK sẽ bị tạm giữ hình sự (Điều 59, Điều 117 BLTTHS 2015). Nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can đối các TVHK thì hết thời hạn tạm giữ (tối đa là 9 ngày) phải trả tự do cho họ ( Điều 118 BLTTHS 2015).

“Tuy nhiên, dấu hiệu tội phạm trong vụ này là khá rõ ràng. Việc xác định các đối tượng trong đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy cũng không quá khó khăn. Ngay cả khi chưa thể khởi tố bị can vì chưa xác định được người phạm tội thì CQĐT vẫn có thể khởi tố vụ án để điều tra, khi nào có cơ sở, đủ chứng cứ thì khởi tố bị can sau” - ThS Văn Tài nhận định.

Thứ hai, nếu cơ quan tố tụng chứng minh được hành vi phạm tội của các TVHK thì sẽ khởi tố vụ án, đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam.

Tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 250 BLHS (có khung hình phạt tối đa lên đến tử hình) được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, căn cứ Điều 173 BLTTHS thì thời gian tạm giam để điều tra sẽ là không quá bốn tháng và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

Hoàn toàn đồng tình với phân tích trên, chánh án một tòa án tại TP.HCM nhận định: “Vấn đề là CQĐT đang xác định cụ thể các đối tượng để tiến hành đồng thời việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam. Theo Điều 15 BLTTHS thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm