Ba chuyện đừng ngạc nhiên ở Trung Quốc

Bà Hạnh nói có ba kinh nghiệm lớn mà các doanh nghiệp Việt có thâm niên 10-20 năm ở thị trường Trung Quốc cảnh báo. Một là ngay sau khi có mặt từ ba tuần đến một tháng tại thị trường Trung Quốc, sẽ thấy có hàng giả, hàng nhái y hệt hàng của doanh nghiệp Việt.

Hai là phải lập tức liên kết với hai công ty, một công ty chuyên bảo vệ thương hiệu, một công ty kế toán kiểm toán nếu không sẽ thiệt hại khủng khiếp.

“Cuối cùng là cần tính bài toán: Sau khi trừ các chi phí cho việc bị lừa, bị hàng giả, bị hàng nhái và bị kéo vào các vòng kiện tụng liên tiếp... thì liệu mình còn có lợi nhuận hay không?” - bà Hạnh nói.

Đồ điện tử gia dụng sản xuất tại Trung Quốc nhưng gắn xuất xứ VN, thậm chí giả mạo hàng VN chất lượng cao, được kiểm định chất lượng- Ảnh: TL 

Cũng tại buổi tọa đàm này, một số chuyên gia dự báo năm 2016 Trung Quốc sẽ dư thừa nguồn cung trong khi cầu nội địa giảm mạnh. Điều này sẽ có tác động lớn đến Việt Nam.

TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), cảnh báo nợ và giảm phát là bóng ma đe dọa nền kinh tế Trung Quốc năm tới.

“Nếu Trung Quốc không xử lý được vấn đề giảm phát và nợ thì tác động lớn nhất là khiến thị trường tài sản, đặc biệt là bất động sản vỡ vụn như một số nước Mỹ, Hy Lạp... đã từng mắc phải, dẫn đến vỡ nợ, gia tăng nợ. Nếu điều này xảy ra Trung Quốc sẽ có tương đương 15-20 năm mất mát”.

Xu hướng giảm phát ở Trung Quốc khiến giảm nhu cầu, dẫn đến việc nhập khẩu từ Việt Nam cũng sẽ giảm theo. Ngược lại, Trung Quốc sẽ tăng tuồn hàng dư thừa sang thị trường Việt Nam (như thép, dệt may, tiêu dùng...) và giảm nhập nông sản, khoáng sản, cao su nhựa... từ Việt Nam. Như vậy, suy giảm kép (cả lượng và giá) của nước này đe dọa suy thoái kép cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ở khía cạnh khác, TS Thành cũng cho hay Trung Quốc đã có chính sách “một vành đai - một con đường”, kết hợp với các quốc gia lân cận, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng những tuyến đường bộ từ Trung Quốc đi thẳng xuống phía Nam (thông qua Lào, Campuchia, Thái Lan), hoặc đi chếch xuống phía Tây (thông qua Thái Lan, Myanmar), thông ra các cảng biển.

“Trong khi các tuyến giao thương đó ngày càng đậm lên ở phía Tây thì Việt Nam ta có vẻ như không quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta đang tự tách mình ra, ở phía Đông của dãy Trường Sơn, nhởn nhơ nghỉ mát với bãi biển dài tít tắp. Tuyến giao thông bộ của ta chủ yếu theo tuyến Bắc-Nam chứ không mở rộng ra tuyến Đông-Tây nên không liên kết được với các nước trong khu vực” - ông Thành cảnh báo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm