Hình như họ đã quên Gia Định?

Lúc ấy, tên gọi Gia định được gọi kèm với địa danh Đồng Nai: Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai vào Gia Định Đồng Nai thì vào.

Theo tác giả Huỳnh Minh, từ năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, vị kinh lược đầu tiên ở miền Nam, đã chia Phiên Trấn Dinh thành phủ Gia Định và huyện Tân Bình. Phủ Gia Định bao gồm cả vùng đất đặt dinh Phiên Trấn. Đến năm 1790, sau khi thu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành và mệnh danh nơi này là Gia Định Kinh.

“Địa vị” và “cấp hàm” của Gia Định thay đổi theo thời thịnh trị của vua Gia Long và chiến sự. Năm 1802, sau khi công thành danh toại, vua Gia Long hạ cấp còn “Gia Định trấn” rồi xuống cấp dần dần chỉ còn “Gia Định thành”, “tỉnh Gia Định”. Từ năm 1866, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn cũ của tỉnh Gia Định nhưng không chia thành phủ, huyện mà chia thành bảy hạt tham biện, trong đó có hạt Sài Gòn. Đến năm 1885, Pháp đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định để phân biệt với TP Sài Gòn. Và không biết buồn tình chi nữa, từ năm 1889, hạt Gia Định có tên là tỉnh Gia Định - một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ lục tỉnh cũ.

Trường Trung học Trang trí mỹ thuật Gia Định (nay là Trường ĐH Mỹ thuật) đào tạo bao thế hệ họa sĩ miền Nam.

Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Gia Định như “ôm” Đô thành Sài Gòn trong lòng - rộng 1.499 km2 với 1.282.000 dân, chia ra tám quận là Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình và Thủ Đức. Những thị trấn quan trọng là Bà Chiểu (xã Bình Hòa), thị trấn Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, quận Tân Bình), thị trấn Thị Nghè (xã Thạnh Mỹ Tây)… Tòa Hành chính tỉnh Gia Định đặt tại Bà Chiểu (nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh). Thời đó, tỉnh Gia Định có những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng như Lăng Ông Bà Chiểu, lăng và miếu thờ Khâm sai Nguyễn Văn Học, lăng Phú Thành và đền thờ Trương Tấn Bửu, lăng và đền thờ Quận công Võ Tánh. Và thời ấy, nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt (nay là Trường Võ Thị Sáu) cũng nổi tiếng là học giỏi khắp vùng Gia Định, Trường Trung học Trang trí mỹ thuật Gia Định (nay là Trường ĐH Mỹ thuật) đào tạo bao thế hệ họa sĩ miền Nam, BV Nguyễn Văn Học là bệnh viện lớn nhất của tỉnh Gia Định, là nơi các bác sĩ y khoa tương lai của Sài Gòn - Gia Định đến thực tập… Cho đến năm 1976, tỉnh Gia Định hợp nhất vào Đô thành Sài Gòn để trở thành TP.HCM…

Vài dòng như vậy để thấy rằng hai chữ Gia Định đã gắn liền với lịch sử thành lập Sài Gòn và con người Sài Gòn. Dân Gia Định xưa không ai không nghe danh Gia Định Tam Gia Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức - người đã “vẽ” lại lịch sử Gia Định - Sài Gòn qua quyển Gia Định thành thông chí, nhờ vậy người Sài Gòn - TP.HCM hôm nay mới biết rõ tường tận vùng đất Nam Bộ và TP.HCM ngày nay. Cả ba người đều là học trò cũ của một bậc túc nho tài danh Gia Định xử sĩ Sùng Đức tiên sinh Võ Trường Toản.

Đất Gia Định cũng từng là bãi chiến trường tô thắm máu đào của hai dòng họ Nguyễn đối đầu, nồi da xáo thịt. Nơi đây cũng từng là chiến tuyến oai hùng của nhân dân miền Nam chống lại giặc Pháp xâm lược. Hai chữ Gia Định suốt 300 năm qua cũng đã hằn sâu vào ký ức bao nhiêu thế hệ.

Nhưng tiếc thay, khi sáp nhập vào Sài Gòn trở thành TP.HCM như hiện nay, tên Gia Định đã mất đi và không được các cấp hàm văn hóa và lịch sử nhắc đến. Hình như họ đã quên Gia Định? May thay, người ta còn biết đến hai chữ Gia Định là nhờ rạp hát Gia Định (Cao Đồng Hưng cũ), BV Nhân dân Gia Định (BV Nguyễn Văn Học cũ) nhưng tôi cũng không hiểu tại sao lại bỏ tên Nguyễn Văn Học). Dầu sao cũng xin cám ơn ai đã để lại tên cho hai công trình thuộc loại văn hóa và y tế này.

Nên chăng trong những lúc đặt thêm tên đường, tên hẻm hay là một số công trình văn hóa gì đó, mong rằng các vị có trách nhiệm, dù không phải là người sinh ra nơi Sài Gòn hay Gia định này, xin hãy một lần nhớ đến hai chữ Gia Định cho khỏi phụ lòng đức Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Sống ảo, chết thật

Sống ảo, chết thật

(PL)- Vài hôm trước, có clip lan truyền trên mạng xã hội cảnh một thanh niên đứng bên bờ kênh Tân Hóa, tay cầm smartphone tự quay clip, tay cầm chai xăng đổ trên người, bật quẹt châm lửa đốt rồi nhảy xuống kênh chỉ vì được 40.000 dân mạng bấm nút “like”.
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Một thế hệ không cam chịu

Một thế hệ không cam chịu

(PL)- Xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu.
Không còn mặn mà với đại học như xưa

Không còn mặn mà với đại học như xưa

(PL)- Thằng cháu tôi vừa đậu tốt nghiệp với số điểm gần chạm đáy sàn nhưng thấy nó vẫn tỉnh bơ cùng đám bạn đi đá bóng trong khi chờ trường nó đăng ký công bố điểm chuẩn.