Hiện các cụ này đã qua tuổi 80 và đang sống ở khu vực nông thôn hẻo lánh.
Đôi chân của một cụ bà là nạn nhân cuối cùng của tục bó chân tại Trung Quốc
Tục bó chân xuất hiện từ thế kỷ thứ 10, vốn được xem là biểu tượng của sắc đẹp và gia thế đối với phụ nữ thời xưa. Năm 1911, chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm phụ nữ bó chân, nhưng tục này vẫn được lưu truyền tại các vùng nông thôn, mãi đến năm 1939 mới được xóa bỏ hẳn.
Nữ nhiếp ảnh gia Jo Farrell phải mất nhiều năm để thực hiện bộ ảnh về những nạn nhân cuối cùng của tục bó chân, nằm trong dự án có tên Kickstarter, hướng đến thành lập một bảo tàng về vấn đề này.
Nữ nhiếp ảnh gia Jo Farrell nói: “Người mai mối hay các bà mẹ chồng thời xưa đều muốn tìm nàng dâu đã bó chân, họ cho rằng những cô gái này sẽ trở thành người vợ tốt. Do đó các cô gái muốn có được tấm chồng tử tế thì phải chọn cách bó chân”.
Theo quan niệm xưa, sau khi bị bó chân, cô gái sẽ di chuyển khó khăn hơn và không thể ra khỏi nhà lăng nhăng...
“Mỗi nền văn hóa, mỗi thời kỳ đều có chuẩn mực về cái đẹp riêng từ tiêm botox, nâng ngực, hút mở, xăm mình, xỏ khuyên…” - nhiếp ảnh gia Farrell lý giải về quan niệm cái đẹp thời xưa thông qua tục bó chân tại Trung Quốc.
Những cụ bà gần 80 tuổi này đã bị bó chân từ thuở nhỏ
Bó chân là một quá trình cực kỳ “hành xác” và đau đớn. Độ tuổi bó chân của bé gái là 4-9 tuổi, vì lúc này bàn chân vẫn còn chưa hoàn thiện nên dễ uốn nắn.
Đầu tiên, người ta để đôi chân các bé ra trời lạnh đến khi chúng tê cứng lại, rồi nhúng chân vào hỗn hợp nước ấm gồm thảo mộc và máu động vật để giúp bàn chân mềm mại hơn. Các móng chân cũng được cắt thật sâu vào thịt.
Tiếp đến là bước cực kỳ đau đớn, các ngón chân của bé gái sẽ được vặn, nhấn và ép sát vào lòng bàn chân dần dần cho đến khi chúng gần như bị gãy. Người ta dùng vải quấn chặt đôi bàn chân đã bị nắn, cách hai ngày lại siết vải chặt hơn. Sau khi trải qua quá trình bó chân, nhiều bé gái đã bị khuyết tật suốt đời.
Theo THÙY NHIÊN (PNO, Daily Mail)