Lao động Việt Nam sang các nước làm việc tập trung các ngành cơ khí, điện tử, nông nghiệp, giúp việc gia đình, may mặc,... Ảnh: P.ĐIỀN
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định những khu vực cấm đi làm việc ở nước ngoài gồm: Khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc. Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam; công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều đồng tình với danh mục tám công việc mà Bộ LĐ-TB&XH liệt vào diện cấm đưa người lao động sang các nước làm việc vì nhạy cảm và tính chất độc hại, nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quan hệ lao động.
Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại TP.HCM cho hay với danh mục tám công việc trong dự thảo cấm đưa sang nước ngoài làm việc hoàn toàn hợp lý. Vì những công việc như vậy không chỉ ảnh hướng đến thuần phong mỹ tục với người dân Việt Nam mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro, bất lợi cho người lao động và công ty phái cử.
Theo vị lãnh đạo công ty, chưa kể những công việc nêu trên một số việc rất độc hại không chỉ Việt Nam đưa vào danh sách cấm mà nhiều nước họ cũng không màng tới những công việc như bốc mồ mả, săn cá mập, thú dữ, tiếp xúc với hóa chất, thuốc diệt cỏ,...