Chuyên gia dinh dưỡng nói về nguyên nhân gây thừa cân, béo phì ở trẻ

(PLO)- Thừa cân, béo phì ở trẻ em không chỉ do chế độ ăn uống nhiều chất béo, mà còn do thiếu sự vận động trao đổi chất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, năm 2022, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì.

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến béo phì ngoài chế độ dinh dưỡng không hợp lý, còn do thiếu vận động thể chất. Ngoài các yếu tố như giới tính, tuổi tác, di truyền, nội tiết... thì căng thẳng, thiếu ngủ cũng có thể gây ra thừa cân béo phì.

Theo bà Lâm, nhóm học sinh tiểu học mắc TCBP thường tiêu thụ chất béo nhiều hơn nhóm không mắc TCBP. Ảnh minh hoạ

Theo bà Lâm, nhóm học sinh tiểu học mắc TCBP thường tiêu thụ chất béo nhiều hơn nhóm không mắc TCBP. Ảnh minh hoạ

Báo cáo An ninh lương thực và dinh dưỡng ASEAN năm 2021 chỉ ra rằng, trong tổng năng lượng đưa vào cơ thể người Việt Nam thì ngũ cốc và thịt chiếm nhiều nhất (51,4% và 15,5%), rau và hoa quả chiếm 6,9%, các thực phẩm khác là 22,6%, trong khi đường và đồ ngọt nói chung chỉ chiếm khoảng 3,6%.

Đối với lứa tuổi học đường, các loại thực phẩm được học sinh sử dụng thường xuyên nhất là ngũ cốc, chất đạm, chất béo và sữa, các sản phẩm từ sữa. Tiếp đó là các thực phẩm có đường khác (bánh, kẹo, kem, chè...) và cuối cùng là các loại đồ uống.

Khoảng 86,3% thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 11-17 thiếu hoạt động thể chất. Trước đó, theo nghiên cứu SEANUTS do Viện Dinh dưỡng tham gia thực hiện năm 2011 cho thấy thời gian tĩnh tại trong ngày của lứa tuổi học sinh chủ yếu là dành cho mạng xã hội; game, máy tính, điện thoại...

Nguyên nhân khiến thừa cân béo phì tập trung ở trẻ em khu vực thành thị là do trẻ em ở các thành phố lớn thiếu sự vận động thể chất. Vận động ít, vận động không đủ còn gây ra hội chứng chuyển hóa với các đặc điểm như béo bụng, rối loạn lipid, tăng huyết áp, kháng insulin, có chỉ dấu viêm…

Giải pháp bền vững là tăng cường truyền thông giáo dục trong nhà trường về dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống thừa cân béo phì là: Kiểm soát chế độ ăn không dư thừa; chế độ ăn cần tăng cường rau quả, chất xơ; sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Đối với lứa tuổi học sinh, giải pháp quan trọng là cần có cả chính sách tăng cường các hoạt động thể chất trong nhà trường, giảm thời gian hoạt động tĩnh tại cho trẻ em cả ở trường và ở nhà.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm