Hội thảo quốc tế hiến kế cho Hà Nội, TP.HCM làm đường sắt đô thị

(PLO)- Nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn, Hà Nội và TP.HCM đã tổ chức hội thảo quốc tế kéo dài 3 ngày để tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế đóng góp ý kiến.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam


Sáng nay 17-1, UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM đồng tổ chức hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn hai thành phố.
Hội thảo có sự tham dự của khoảng 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, địa phương, các chuyên gia về lĩnh vực pháp luật, đầu tư, đất đai, quy hoạch, đường sắt đô thị của Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra còn có sự tham dự doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát phát triển đô thị… các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

Hội thảo diễn ra tại Hà Nội với mục tiêu nhằm trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM theo yêu cầu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

tphcm-duong-sat-do-thi-8883-6320.jpg
Hệ thống đường sắt đô thị theo quy hoạch tại TP.HCM

Hội thảo cũng sẽ tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Cùng với đó, hội thảo sẽ trao đổi nhằm hoàn thiện đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM vào năm 2035 theo 5 lĩnh vực trọng yếu: Quy hoạch; thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; huy động nguồn lực từ đất đai; tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ; mô hình tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

ha-noi-duong-sat-do-thi-290-5889.jpg
Hệ thống đường sắt đô thị theo quy hoạch tại TP Hà Nội.

Nội dung hội thảo gồm 4 phiên: Tổng quan phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM theo mô hình TOD; giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD; huy động nguồn lực từ đất đai; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị.
Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cũng sẽ có bài phát biểu quan trọng về phát triển hệ thống đường sắt đô thị trong Phiên khai mạc Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn hai TP diễn ra sáng ngày 17-1.
Ban tổ chức cho biết, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là ở Hà Nội và TPHCM đang đối mặt với thách thức lớn về giao thông, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, từ quy hoạch, vốn đầu tư đến cải thiện hệ thống giao thông công cộng, phát triển đường sắt đô thị, định hình một đô thị bền vững.

hoi-thao-quoc-te-metro.JPG
Hà Nội và TP.HCM cùng phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn hai TP.

Để giải quyết bài toán giao thông trong dài hạn, Hà Nội và TP.HCM đã đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm trao đổi kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng TOD, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Hiện Hà Nội và TP.HCM đã và đang tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án này còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, đột phá nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân.

Theo quy hoạch GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội gồm 10 tuyến đô thị, gồm 9 tuyến chính, 1 tuyến nối với tổng chiều dài 417,8 km (342,2 km cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng và 75,6 km đi ngầm).
Hiện Hà Nội đã đưa vào khai thác Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) và đang triển khai các tuyến đường sắt đô thị, gồm: Tuyến đường sắt đô thị thí điểm của TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (tuyến 3); Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Còn tại TP.HCM, theo quy hoạch có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 172,6 km và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài 56,5 km. Hiện TP.HCM đang triển khai các tuyến đường sắt đô thị, gồm tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và Tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm