Khoa học và Công nghệ: Động lực cho đổi mới và phát triển bền vững Miền Tây

(PLO)- Diễn đàn SDMD 2045 do Trường Đại học Cần Thơ sáng lập và chủ trì, nhằm góp phần phát triển bền vững ĐBSCL trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế hướng đến tầm nhìn 2045.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 30-10, Trường Đại học (ĐH) Cần Thơ tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững ĐBSCL - Tầm nhìn 2045 (SDMD 2045) đầu tiên với chủ đề “Khoa học và Công nghệ - Động lực cho đổi mới và phát triển bền vững”.

GS. TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ phát biểu khai mạc Diễn đàn SDMD 2045. Ảnh: CHÂU ANH

GS. TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ phát biểu khai mạc Diễn đàn SDMD 2045. Ảnh: CHÂU ANH

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, GS. TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết tháng 3-2021, tại Hội nghị Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu lần thứ ba, sơ kết Nghị quyết 120, Thủ Tướng Chính phủ đã giao cho Trường tổ chức Diễn đàn đối thoại khoa học phát triển bền vững ĐBSCL, tầm nhìn 2045.

Trên cơ sở đó, Trường ĐH Cần Thơ đã đề xuất và chủ trì Diễn đàn phát triển bền vững ĐBSCL - Tầm nhìn 2045 (gọi tắt là SDMD 2045), đồng thời, định kỳ hai năm một lần Trường sẽ tổ chức Diễn đàn quốc tế SDMD.

Theo ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ vùng ĐBSCL đã, đang và sẽ còn tiếp tục đối mặt với những thách thức và tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng... Từ đó, gây ra nhiều bất lợi cho hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của vùng.

Chính vì thế, Quy hoạch vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch mới với tầm nhìn dài hạn, tư duy mới dựa trên nguyên tắc “phát triển thuận thiên”. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch đồng bộ, bài bản, khoa học sẽ giúp ĐBSCL vượt qua các nguy cơ, thách thức. Đồng thời, phát huy nội tại, chuyển biến thách thức thành cơ hội phát triển và là tiền đề cần thiết để chuyển mình, phát triển đúng với tầm vóc trong giai đoạn mới.

Trong đó, Trường ĐH, Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thông qua đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng doanh nghiệp, địa phương, góp phần xây dựng hệ sinh thái tri thức đóng góp vào quá trình phát triển của vùng.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao Trường ĐH Cần Thơ đi tiên phong, khởi xướng Diễn đàn SDMD 2045 để góp phần phát triển bền vững vùng ĐBSCL là nơi Đáng sống - Năng động - Thịnh vượng bền vững” - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Theo ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, để đẩy mạnh vai trò là trung tâm động lực khoa học công nghệ và liên kết, sản xuất, chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL, TP đã tập trung năm định hướng.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết TP đã tập trung năm định hướng để đẩy mạnh vai trò là trung tâm động lực khoa học công nghệ và liên kết, sản xuất, chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Ảnh: CHÂU ANH

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết TP đã tập trung năm định hướng để đẩy mạnh vai trò là trung tâm động lực khoa học công nghệ và liên kết, sản xuất, chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Ảnh: CHÂU ANH

Đó là: đầu tư phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ trên cơ sở đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Cần Thơ; Sàn giao dịch công nghệ; Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo... để thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ kết nối vùng ĐBSCL với các trung tâm trong nước và quốc tế.

Cạnh đó, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ của TP và vùng ĐBSCL thông qua các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, đặc biệt chú trọng kết nối hiệu quả giữa các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra, tập trung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo các công nghệ ưu tiên như công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản... và tăng cường thực hiện chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất để hình thành các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.

Ông Trần Việt Trường: “TP Cần Thơ mong muốn mời gọi sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp vào quá trình xây dựng và phát triển TP nói riêng và ĐBSCL nói chung”.

Mặt khác, triển khai thủ tục lập quy hoạch và xây dựng Khu công nghệ cao Cần Thơ, Khu công nghệ thông tin, Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, Khu công nghiệp Ô Môn và ba khu nông nghiệp công nghệ cao cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư. Cạnh đó, hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL.

“Tháng 10-2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1), TP Cần Thơ cũng đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện Công ty.

Đây là dự án trọng điểm của TP không chỉ giải quyết vấn đề lao động - việc làm, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách TP, mà còn có sức lan tỏa mô hình công nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường, quản lý thông minh, hiện đại của vùng ĐBSCL” - người đứng đầu UBND TP Cần Thơ thông tin thêm.

Trong khuôn khổ Diễn đàn SDMD 2045 đầu tiên, Trường Cần Thơ cũng đã tổ chức ký kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và các Viện, Trường trong nước và ngoài nước.

ĐH Cần Thơ khánh thành 2 công trình hiện đại nhất ĐBSCL

Sáng 30-10, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức Lễ khánh thành các công trình xây dựng thuộc dự án nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ.

Dự án có tổng vốn đầu tư 12.300 triệu Yên Nhật (tương đương khoảng 2.250 tỉ đồng). Trong đó, vốn vay ODA là 10.456 triệu Yên Nhật (tương đương khoảng 1.912 tỉ đồng), phần còn lại là vốn đối ứng từ nguồn thu hợp pháp của Trường.

Công trình tòa nhà công nghệ cao thuộc dự án nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH

Công trình tòa nhà công nghệ cao thuộc dự án nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH

Dự án được triển khai thực hiện với năm hợp phần chính, là phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các dự án nghiên cứu; phát triển cơ sở vật chất; mua sắm thiết bị và dịch vụ tư vấn.

Dấu ấn quan trọng của dự án là hai công trình Khu phức hợp phòng thí nghiệm nghiên cứu và Tòa nhà phòng thí nghiệm công nghệ cao vừa hoàn thành đưa vào sử dụng.

Hai công trình này sẽ hiện thực hóa không gian và định hướng dạy học, nghiên cứu chuyên sâu, với những điều kiện tối ưu cho đội ngũ giảng viên và người học.

Từ đó, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, nâng tầm Trường ĐH Cần Thơ đạt chuẩn quốc tế trong thời gian tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm