Người mù đi trước rước người đồng cảnh theo sau

“Lúc đi nhận học bổng, em mới quyết tâm là phải vào ĐH chứ trước kia em chưa hề nghĩ tới. Trường rộng, đi mãi không hết, các anh chị tình nguyện viên là sinh viên ĐH, ai cũng nhiệt tình, dễ thương” - Nguyễn Trí Tính kể về ấn tượng lần đầu tiên nhận học bổng của chương trình Ánh sáng và niềm tin tổ chức tại hội trường ĐH Bách khoa cách đây 12 năm.

Giờ Tính đã là thầy giáo hướng nghiệp và tư vấn tâm lý ở Mái ấm Nhật Hồng 1 (quận Thủ Đức) sau khi nhận tấm bằng cử nhân tâm lý học loại giỏi Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Dù nhiều ngả đường đón chào nhưng Tính chỉ muốn trở về cái nôi mình đã từng được cưu mang. Thời gian rảnh, anh kèm phụ đạo toán, hóa cho các em.

Đôi mắt của Tính không nhìn thấy rõ từ lúc còn nhỏ xíu, đi học trường làng ở một vùng quê nghèo ở Long Xuyên, An Giang đến lớp 5 thì hết lớp. Tính lo phải bỏ học lắm vì thấy các anh chị cùng cảnh không có ai được học lên cao mà phải đi mát xa, bán vé số kiếm sống. Nhờ cô chủ nhiệm giới thiệu, ba mẹ Tính lặn lội lên thành phố xin cho Tính vào mái ấm, mọi chi phí sinh hoạt mái ấm lo hết. Năm nào Tính cũng đạt thành tích tốt nên được chọn trao học bổng chương trình Ánh sáng và niềm tin mấy năm liền.

Thầy Nguyễn Trí Tính (giữa) đang kèm toán cho hai em khiếm thị ở Mái ấm Nhật Hồng 2. Ảnh: HOÀNG LAN

Hiện tại, Tính đang học Anh văn để ấp ủ dự định xin học bổng du học nước ngoài. “Khi nhận được học bổng, em cảm thấy bất ngờ và vinh dự lắm, sự quan tâm của mọi người đã là động lực thôi thúc em phải cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của mọi người. Những lúc lười biếng học là em lại nghĩ đến sự tiếp sức của mọi người, em tự nhủ không được lơ là nữa” - Tính chia sẻ.

Sơ Nguyễn Thị Đức Dung, quản lý trẻ ở Mái ấm Nhật Hồng 2 (quận Bình Thạnh) cứ mỗi lần nhắc đến em Hoàng Vĩnh Tâm là lại xúc động. Tâm sinh ra ở Định Quán, Đồng Nai, trong một lần chơi với trái đạn còn sót lại thời chiến tranh đã vĩnh viễn mất đi đôi mắt và năm đốt ngón tay. Ngày Tâm lên mái ấm xin học lên, thấy mái ấm không còn chỗ ngủ, em thỏ thẻ: “Sơ nhận con đi, cho con cái chiếu nằm ở gầm cầu thang cũng được”.

Ba năm liền Tâm luôn được nhận học bổng của chương trình. Tâm đã chứng minh mình tàn mà không phế bằng việc tốt nghiệp ngành ngoại ngữ Trường ĐH Mở TP.HCM và đang du học ngành luật ở Malaysia.

Nguyễn Thị Như Bão, Phó Chủ nhiệm nhóm Những ước mơ xanh, nói rằng việc trao học bổng không chỉ là trao tận tay các em rồi thôi, mà chương trình muốn tổ chức một sân chơi để các em đến chơi và tự tin thể hiện mình trước đám đông. Mỗi suất học bổng không nhiều nhặn nhưng chương trình mong muốn cộng đồng sẽ quan tâm và hiểu về các em hơn, chia sẻ với hoạt động thầm lặng của những mái ấm này.

Ngày 17-4, chương trình văn nghệ và trao học bổng dành cho trẻ em khuyết tật Ánh sáng và niềm tin lần thứ 11 nhân kỷ niệm ngày Bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật Việt Nam (18-4) đã diễn ra tại Nhà hát Kịch Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM. Chương trình do nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh thực hiện. Người được trao học bổng chủ yếu là những em học sinh bị khiếm thị và khiếm thính, thiểu năng. Năm nay chương trình dự kiến trao 110 suất học bổng cho 11 mái ấm, chương trình có hơn 50 bạn tình nguyện viên tham gia hỗ trợ. Trước đó, 1.000 suất học bổng, mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng cũng đã được trao.

______________________________

Ngày xưa nhóm Những ước mơ xanh thường quy tụ các sinh viên, tình nguyện viên để tổ chức các hoạt động vui chơi cho các trẻ em kém may mắn. Trong lúc tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, chúng tôi quan sát thấy những em khiếm thị, khiếm thính vẫn lạc quan yêu đời và khao khát học tập vươn lên nhưng cơ hội học tập thường thấp hơn những đứa trẻ khác. Vì thế, học bổng của chúng tôi tập trung vào các em.

Anh LÊ TRUNG HẢI, Chủ nhiệm nhóm Những ước mơ xanh

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Sống ảo, chết thật

Sống ảo, chết thật

(PL)- Vài hôm trước, có clip lan truyền trên mạng xã hội cảnh một thanh niên đứng bên bờ kênh Tân Hóa, tay cầm smartphone tự quay clip, tay cầm chai xăng đổ trên người, bật quẹt châm lửa đốt rồi nhảy xuống kênh chỉ vì được 40.000 dân mạng bấm nút “like”.
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Một thế hệ không cam chịu

Một thế hệ không cam chịu

(PL)- Xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu.
Hình như họ đã quên Gia Định?

Hình như họ đã quên Gia Định?

(PL)- Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.