Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận quan trọng trong việc vận hành và sự an toàn khi sử dụng ô tô. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết cách bảo dưỡng hệ thống phanh bằng cách định kỳ theo xe hoặc có dấu hiệu mới kiểm tra. Vì thế, người không biết được rằng việc để các lớp cao su bên ngoài piston xe cũng là bộ phận tác động gây ra sự nguy hiểm cho hệ thống phanh.
Phanh ô tô là bộ phận quan trọng để đảm bảo tính an toàn cho xe. Ảnh: INTERNET
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch chia sẻ: các piston phanh xe ô tô đều có các bọc cao su chống bụi, chống nước, nhưng sau một thời gian dài sử dụng thì khả năng chống nước sẽ giảm khiến piston phanh có thể bị han gỉ. Khi piston bị han gỉ, nhưng chủ xe chỉ thay má phanh mới thì phần han gỉ đó sẽ bị đẩy lùi vào trong buồng dầu phanh dẫn đến rò rỉ dầu phanh và nguy hiểm nhất có thể gây mất phanh.
Khi di chuyển ô tô, hệ thống phanh được tạo ra từ ma sát giữa phần quay và phần đứng yên của các cụm liên kết với bánh xe, giữa tang trống và má phanh hoặc đĩa phanh của má phanh. Quá trình ma sát trong kết cấu phanh dẫn đến mài mòn và nung nóng các chi tiết ma sát. Vì vậy, không kịp thời và tiến hành hiệu chỉnh sẽ gây nguy hiểm và giảm hiệu quả của má phanh.
Tuy nhiên, khi chỉ quan tâm đến phần má phanh có đủ điều kiện đảm bảo an toàn thôi chưa đủ, mà chủ xe cần lưu ý về phần han gỉ đã có từ trước đó.
Khi bảo dưỡng phanh xe cần quan tâm đến các vết han gỉ xuất hiện từ trước đó. Ảnh: INTERNET
Theo kỹ sư Tạch, để đảm bảo má phanh bám đều và lâu bị mòn thì mỗi lần thay má phanh mới thì cần láng phẳng đĩa phanh. Do đĩa phanh đòi hỏi hai mặt phải đồng phẳng nên nếu láng trên máy tiện thông thường sẽ khó đảm bảo được yêu cầu này do phải gá đặt hai lần. Do vậy, nên láng trên máy chuyên dụng để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Kỹ sư Tạch còn cho biết thêm, cho dù hệ thống phanh có tốt đến đâu thì cũng cần thay thế theo định kỳ. Thời gian thay thế phanh phù hợp nhất là xe đã di chuyển được 20.000 km.
Một số cách sử dụng phanh an toàn: - Không nên vào cua và sử dụng phanh cùng lúc, vì sẽ làm cho xe chuyển hướng kém và không giảm được tốc độ. - Đạp phanh nhẹ nhàng, không nên giữ phanh cố định. Các chuyên gia khuyên rằng nên đạp phanh rồi nhả ra, sau đó đạp tiếp thì hiệu quả sẽ tốt hơn và giữ khoảng cách phù hợp hơn. - Nếu chủ xe cảm nhận được việc phanh xe bị kẹt và không thể dừng lại hay kiểm tra phanh xe gấp, vì đây là hiện tượng bó phanh. |