Sau những phát biểu mỉa mai các đồng minh và đối thủ trên đường đến Osaka, Nhật Bản, Tổng thống Trump xuất hiện với tâm thế ổn định hơn trong các cuộc gặp với các lãnh đạo thế giới.
Trước đó, Mỹ đã phê phán đồng minh Đức như là "tội phạm" vì đã không đóng góp đủ vào ngân sách NATO, thì hôm 28-6, ông Trump có vẻ cảm kích khi gặp Thủ tướng Angela Merkel.
"Bà ấy là một người tuyệt vời, và tôi rất vui khi xem bà ấy như một người bạn", ông nói.
Bà Merkel xuất hiện với phong thái tươi tắn hơn sau những lo ngại về sức khỏe của bà.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh: AFP
Tương tự, ông Trump đã ca ngợi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vì đã chuyển "nhiều công ty ô tô" đến Mỹ, hài lòng khi ông Abe đã gửi cho Mỹ tài liệu về đầu tư của nước ông vào Mỹ.
Chỉ mới hai ngày trước đây, Tổng thống Trump đã nêu nghi vấn về liên minh Mỹ-Nhật, khi ông nói rằng Washington cam kết bảo vệ Tokyo, nhưng nếu Mỹ bị tấn công, thì người Nhật "có thể chỉ ngồi xem chuyện đó trên tivi Sony”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chào đón người đồng cấp Mỹ tại Hội nghị G20. Ảnh: REUTERS
Trước khi bước vào cuộc họp, ông Trump đã có cuộc trò chuyện thân mật với Tổng thống Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Nga cũng vỗ nhẹ thân thiết vào người ông Trump khi chia tay.
Nhà lãnh đạo Nga-Mỹ trò chuyện thân mật bên thềm Hội nghị G20. Ảnh: AFP
Những vấn đề "căng thẳng" tại Hội nghị G20
Bên ngoài cuộc họp có vẻ nồng nhiệt như vậy, nhưng hội nghị đang trong quá trình khó khăn nhất trong nhiều năm với các bất đồng về thương mại, vấn đề Iran và biến đổi khí hậu thế giới, theo AFP.
Bên lề hội nghị, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau vào ngày mai, 29-6.
Hai nhà lãnh đạo được hy vọng phá vỡ một thỏa thuận cho cuộc chiến thương mại kéo dài của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia tin rằng có rất ít cơ hội để có một thỏa thuận đầy đủ ngay lập tức, nhưng hy vọng tốt nhất là một thỏa thuận với việc Washington ngừng áp thuế mới và đẩy mạnh xung đột.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp của Hội nghị G20. Ảnh: CNN
Một điểm nổi bật khác của Hội nghị G20 là biến đổi khí hậu.
Nước chủ nhà Nhật Bản hy vọng thu hẹp khoảng cách giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và chính quyền Mỹ.
Châu Âu luôn muốn có những hành động mạnh mẽ, trong khi đó chính quyền Mỹ cam kết rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố ông muốn từ ngữ mạnh mẽ ủng hộ hành động biến đổi khí hậu nhưng Washington khó có bất cứ ủng hộ nào.
Nhật Bản khẳng định vấn đề này là một "lằn ranh đỏ" và cho rằng việc củng cố các ý kiến sẽ hết sức khó khăn, theo AFP.