Bản báo cáo trích dẫn bởi một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc nói rằng: "Mỗi quốc gia cần ít nhất ba tàu sân bay để xây dựng nên lực lượng chiến đấu cơ bản".
Tuy nhiên, một nguồn tin từ phía Nga lại cho biết, Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng tự sản xuất tàu sân bay. Ba tàu mới sẽ được nhập khẩu giống như Liêu Ninh, tàu sân bay thời Liên Xô được Trung Quốc mua lại từ Ukraine.
Mô hình tàu sân bay Liêu Ninh tỉ lệ 1:200, đặt tại Công viên Triển lãm Quốc phòng Nam Kinh.
Bắc Kinh xem chiến lược “Xoay trục sang châu Á” của chính quyền Obama là một nỗ lực của Washington nhằm hạn chế mức độ hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia xung quanh, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines.
Tờ Global Times cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị nghiên cứu chế tạo hai tàu sân bay loại 001A dựa trên tàu mẫu Liêu Ninh, theo nguồn tin từ phía Andrei Chang, trưởng ban biên tập tờ Kanwa Defense của Canada.
Dự kiến chiếc tàu thứ nhất sẽ được đóng tại khu công nghiệp tàu biển Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh; trong khi chiếc thứ hai sẽ được sản xuất tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải.
Bản báo cáo cũng tiết lộ: tải trọng của hai chiếc tàu sân bay này sẽ rơi vào khoảng 30.000 đến 40.000 tấn.
Giới quan sát dự báo sau khi hoàn thành, nhiều khả năng hai tàu sân bay loại 001A sẽ được Trung Quốc sử dụng nhằm áp chế trong việc thực hiện những đòi hỏi vô lý thỏa mãn nhu cầu bá quyền ở biển Đông.
Tuy nhiên, không hề có một đề xuất nào liên quan đến việc đưa nguồn năng lượng hạt nhân lên tàu sân bay. Việc chế tạo một tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân sẽ là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc, mặc dù nước này đã thành công trong việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân.