Ung thư vòm họng chữa được không?

(PLO)- Ung thư vòm họng đứng thứ 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới nước ta.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng khá cao

Ung thư vòm họng không quá phổ biến, đứng thứ 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới nước ta.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi, còn gọi là họng mũi.

Ung thư vòm họng gặp chủ yếu ung thư biểu mô không biệt hóa - một trong những loại ung thư có tiến triển nhanh, nhưng cũng đáp ứng tốt với xạ trị và hoá chất.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng khá cao.
Ung thư vòm họng hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. (Ảnh minh họa)

Bệnh hay gặp ở nam giới với tỉ lệ cao gấp 2-3 lần ở nữ. Tuổi mắc bệnh thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% trẻ em dưới 18 tuổi được ghi nhận mắc bệnh.

Nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh

- Virus Epstein-Barr (EBV): Nhiễm EBV chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.

- Thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt muối, thịt hun khói…) dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.

- Bất thường nhiễm sắc thể: Những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u, gây chuyển dạng các tế bào bình thường của biểu mô vùng vòm mũi họng thành các tổn thương tiền xâm lấn rồi phát triển thành tổn thương ung thư xâm lấn.

- Thuốc lá: Hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá, chính là vùng hầu họng (trong đó có vùng vòm), từ đó dẫn đến các biến đổi để hình thành ung thư.

- Uống rượu: Nghiên cứu cho thấy uống rượu trong khi hút thuốc sẽ tăng đáng kể nguy cơ ung thư vùng đầu cổ so với việc chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu. Bởi rượu chính là “chất dẫn” để đưa các hóa chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn.

Thêm nữa, rượu làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một “combo” vô cùng lợi hại cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.

- Chế độ ăn ít vitamin A, E có thể làm tăng nguy cơ ung thư hầu họng, trong đó có ung thư vòm họng.

- Một số hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn… cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm