Vì sao 70% người tiêu dùng mua sắm qua livestream?

(PLO)- Quần áo, phụ kiện thời trang là sản phẩm thu hút lượt quan tâm nhiều nhất trong các phiên livestream

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo “Những xu hướng mới của người tiêu dùng Việt” do Cốc Cốc vừa phát hành, năm 2023 thị trường Việt Nam đánh dấu những chuyển biến mới trong thói quen sinh hoạt và mua sắm của người tiêu dùng.

71/77% đã từng mua hàng khi xem livestream bán hàng

Thứ nhất, theo khảo sát, có 77% đã từng xem livestream bán hàng, 71% trong số đó đã mua hàng trong livestream.

67% người được hỏi thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981 - 1996) và 51% thuộc thế hệ Gen Z ( 1997 - 2012) cho biết đã từng xem và mua hàng qua livestream. Đây cũng là lực lượng chính trong xu hướng mua sắm này.

Có thể thấy livestream là một xu hướng kích cầu tiêu dùng mạnh mẽ khi có tới 50% người tham gia khảo sát cho biết livestream tác động tới quyết định mua hàng của họ ở mức độ từ trung bình cho tới cao.

Trong ba tháng qua, có tới 70% người tham gia khảo sát cho biết họ mua sắm qua livestream nhiều hơn hoặc tương đương với khoảng thời gian trước đó.

Điều gì thôi thúc người dùng nhấp chuột vào các phiên livestream, kết quả có 47% cho biết họ xem khi livestream có sản phẩm yêu thích.

41% các chương trình khuyến mãi, 26% livestream có nhiều sản phẩm độc quyền.

Hơn nữa có 50% cho biết sẽ nhanh tay “thêm vào giỏ hàng” khi gặp sản phẩm yêu thích, 27% sẽ chốt đơn thanh toán liền tay ngay trên sóng livestream.

Quần áo, phụ kiện thời trang là sản phẩm được săn đón nhiều nhất trong các phiên livestream. Nếu như nam giới yêu thích những phiên livestream về điện tử, game và giải trí thì nữ giới quan tâm đến thời trang, mỹ phẩm, trang sức.

livestream-mua-hang.png
Người trẻ đặt niềm tin vào những đề xuất gợi ý của "Người có ảnh hưởng"

Nội dung video có tỉ lệ tương tác cao 1200% so với các hình thức khác

Xu hướng "Sức tác động khổng lồ từ video và Influencers" (những người có sức ảnh hưởng, có tầm ảnh hưởng, tạo xu thế).

Theo nghiên cứu, video mang lại tỉ lệ tương tác với trung bình lượt chia sẻ cao hơn 1200% so với các loại nội dung về văn bản và hình ảnh.

Khảo sát của Cốc Cốc cho thấy, 39% người dành hơn 60 phút mỗi ngày để xem video trong đó có 44% là người dùng thế hệ Gen Z, với các gen khác tỉ lệ này từ 25% - 33%.

Bên cạnh đó, có tới 64% người khảo sát cho biết họ đã từng tạo video của riêng mình.

Cũng theo số liệu thống kê, các video được sáng tạo bởi chính người dùng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn 184% so với các video thông thường được phân phối bởi các nhãn hàng.

Từ đó, khái niệm Influencers xuất hiện, đây là những “chuyên gia” trong một vài lĩnh vực, có tầm ảnh hưởng đối với tập người dùng nhất định. Những nội dung được các Influencers đưa ra có khả năng tạo thành xu thế trong thị trường mục tiêu của họ.

Tính giải trí, phong cách nói chuyện, ứng xử và kiến thức chuyên môn là tốp ba lý do người dùng yêu thích Influencers.

Gen Z và Millennials là hai thế hệ đặt “niềm tin” nhiều nhất vào nhóm này, với 33% người được hỏi lựa chọn tin tưởng vào những đề xuất, gợi ý từ Influencers ở mức độ cao nhất.

Theo Cốc Cốc, các nhà khoa học chỉ ra thời gian tập trung của con người giảm từ 12 giây xuống còn 8,25 giây. Để điều chỉnh phù hợp với người dùng, các định dạng video ngắn đã xuất hiện, trở thành một xu hướng mới.

Facebook, Youtube, Tiktok đều đã “gia nhập” cuộc chơi này.

Khảo sát cho thấy có 57% người dùng có thói quen xem những video có thời lượng dưới 10 phút, 43% có thói quen xem những long-form video từ 10 phút trở lên, chủ yếu là người dùng thế hệ X.

80% người có tài chính lạc quan sẽ chi nhiều hơn cho sản phẩm dịch vụ cao cấp

Kết quả khảo sát cho thấy, năm 2023 kinh tế thị trường ảm đạm, người lao động ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng.

44% người dùng có thái độ “lạc quan”, 21% “bi quan” và 35% “giữ nguyên” về tình hình tài chính trong vòng một năm sắp tới.

Theo đó, có 65% người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn “thắt chặt chi tiêu”.

Giải trí bên ngoài- Du lịch - Ăn ngoài là tốp nhu cầu sẽ được người Việt dự kiến chi ít hơn trong một năm tới.

Tuy nhiên, có tới 80% người dùng thuộc nhóm có tình hình tài chính “lạc quan” hay “giữ nguyên” cho biết sẵn sàng chi nhiều hơn cho những trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ cao cấp, đặc biệt là giáo dục.

Người tiêu dùng càng “lạc quan” về tình hình tài chính càng ưu tiên trải nghiệm cao cấp ở mức độ cao hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm