Nhiều tin đồn lưu truyền cho rằng nhà thờ được xây dựng từ năm 1672 nhưng không có tư liệu cụ thể nào, chỉ có thể xác nhận chính thức từ năm 1720 bởi lúc đó họ đạo Chợ Quán mời cha Quintaon từ Đồng Nai lên giúp và ngôi nhà thờ đầu tiên đã được dựng lên.
Công trình mang kiến trúc Gothic, các cánh cửa đều theo cấu trúc mái vòm cong, những cột đá to với những hoa văn độc đáo, mái ngói đỏ đã thẫm màu rêu phong cổ kính.
Tháp chuông nhà thờ gồm có ba tầng: tầng kéo chuông, tầng để chuông và tầng mái trên cùng với tổng cổng năm quả chuông: hai quả chuông kéo trong ngày thường, hai quả chuông dùng cho các dịp lễ quan trọng và một quả chuông để báo tử. Trong dịp lễ đặc biệt thì mới kéo tất cả năm quả chuông cùng một lúc.
Trong vòng 100 năm sau đó nhà thờ liên tục phải xây lại từ đống tro tàn do bị phá hủy bởi chiến tranh. Đến năm 1882, cha Hamm quyết định cho xây nhà thờ mới là ngôi nhà thờ tồn tại đến bây giờ.
Để tưởng nhớ công ơn người đặt nền móng cho ngôi nhà thờ, thi hài của cha Hamm được mai táng trong nền thánh đường, ngay trước bàn thờ Đức Mẹ.
Một số hình ảnh về nhà thờ Chợ Quán:
Nhà thờ Chợ Quán nhìn từ trên cao. Ảnh: HOÀNG GIANG
Mặt trước của nhà thờ Chợ Quán. Ảnh: HOÀNG GIANG
Kiến trúc cửa chính và tháp chuông nhô ra nên thoạt nhìn bề ngoài có cảm giác nhà thờ Chợ Quán không quá to lớn nhưng bước vào trong người ta phải ngỡ ngàng với độ rộng của nó. Ảnh: HOÀNG GIANG
Khuôn viên nhà thờ bao bọc bởi trường tiểu học Trần Bình Trọng và nhà dân. Ảnh: HOÀNG GIANG
Hệ thống của sổ hai bên nhà thờ để lấy ánh sáng từ bên ngoài vào. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tháp chuông tại nhà thờ Chợ Quán có ba tầng, gồm tầng kéo chuông, tầng đặt chuông và tầng áp mái. Ảnh: HOÀNG GIANG
Khu vực hang đá của nhà thờ Chợ Quán. Ảnh: HOÀNG GIANG
Bên trong thánh đường được đặt bốn dãy ghế dài và hai dãy ghế nhỏ đủ chỗ cho... 1.500 giáo dân dự lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Bàn thờ trên cung thánh đều được điêu khắc tỉ mỉ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nhà thờ được xem là quy mô nhất của khu vực Chợ Lớn, được xây theo phong cách Gothic phổ biến với các mái vòm nhọn, với nhiều mái vòm kết nối liên tục tạo cảm giác thánh đường rất dài. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nội thất được thiết kế màu sắc đơn giản, thậm chí các cửa sổ không lắp tranh kính màu như nhiều nhà thờ khác. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các vị thánh được đặt bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các vị thánh được đặt bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Kiến trúc mái vòm bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thi hài của cha Hamm được mai táng trong nền thánh đường, ngay trước bàn thờ Đức Mẹ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các vị thánh bên trong nhà thờ. Ảnh: HOÀNG GIANG