Cao huyết áp dùng nhân sâm được không?

(PLO)- Nhân sâm có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe song không phải ai muốn cũng dùng được.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mẹ tôi bị cao huyết áp đã lâu, mấy năm nay phần vì tuổi cao, phần thêm các bệnh như đau đầu, xương khớp nên huyết áp thường xuyên tăng cao. Với tình trạng trên mẹ tôi có nên dùng nhân sâm để ổn định huyết áp không bác sĩ?(Lê Thị Hà, Quảng Ngãi)

Trả lời

Theo y học cổ truyền, nhân sâm đứng đầu trong bốn vị thuốc quý của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ), dùng trị chứng chân khí suy kém, thường xuyên mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm.

Ngoài ra, nhân sâm còn được dùng cho người bị căng thẳng thần kinh, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

Tuy có nhiều tác dụng như vậy, song không phải ai cũng dùng được nhân sâm. GS.TS. Phạm Xuân Sinh tư vấn trên báo Sức khỏe và Đời sống: Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm