Bị tiểu đường có nên ăn khoai thay cơm?

(PLO)- Có thể lựa chọn các loại khoai là nguồn cung cấp carbohydrate chính thay cho cơm, cháo nếu bị bệnh tiểu đường.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi 46 tuổi, mới phát hiện bị tiểu đường tuýp 2. Trước đây tôi thích ăn khoai lang, khoai môn, hoai tây. Giờ tôi bị tiểu đường thì có nên ăn các loại khoai này nữa không bác sĩ? (Võ Thị Hai, Bến Tre).

Trả lời

Đối với người bị tiểu đường, các nguyên tắc chính để kiểm soát tốt đường huyết là ăn 3 bữa mỗi ngày, các bữa ăn trong ngày cố định và uống thuốc đúng giờ, duy trì lượng carbohydrate ít thay đổi trong mỗi bữa ăn.

Carbohydrate bao gồm cơm, bánh mì, khoai lang, khoai môn, khoai tây, bún, phở, cháo. Người bị tiểu đường nên lựa chọn các loại carbohydrate làm tăng đường huyết chậm, chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên cám, các loại khoai, hạn chế các loại đường chế biến, đường tinh luyện, nước ép, bánh ngọt.

Với thói quen thích ăn khoai, bạn có thể lựa chọn các loại khoai là nguồn cung cấp carbohydrate chính thay cho cơm, cháo. Cách quy đổi đơn giản 200 gr các loại khoai tương đương 1 chén cơm.

BS ĐINH TRẦN NGỌC MAI, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế BV Đại học Y Dược TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm