Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Úc Christian Porter cho biết chính phủ nước này đang xem xét liệu các thỏa thuận giữa 13 trường đại học tại Úc và Viện Khổng Tử có vi phạm luật can thiệp nước ngoài mới hay không.
Viện Khổng Tử của Trung Quốc, tương tự như các tổ chức lớn trên thế giới như Trung tâm Văn hóa Pháp, Viện Cervantes của Tây Ban Nha, hay Hội đồng Anh, giảng dạy sinh viên về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng các lớp học được giảng dạy về các vấn đề của cuộc sống Trung Quốc và cố tình không đề cập các vấn đề nhạy cảm tại nước này.
Viện Khổng Tử do Trung Quốc quản lý có mặt trên khắp thế giới. Ảnh: Wikipedia
Chính phủ Úc đã theo luật mới để gây áp lực lên các trường đại học có ý định liên kết với các viện này (vốn do Bộ Giáo dục Trung Quốc điều hành) vì cho rằng các nhân tố nước ngoài đang tìm cách gây ảnh hưởng đến chính trị và chính phủ Úc.
Ông Porter cho biết Bộ tư pháp đang thực hiện các cuộc điều tra với một số trường đại học trong những tháng gần đây để xác định xem liệu các thỏa thuận chắc chắn có nên được ký kết hay không và gặp đại diện của Viện Khổng Tử.
"Tôi đã yêu cầu Bộ tư pháp kiểm tra cụ thể các thỏa thuận giữa tất cả Viện Khổng Tử và các trường đại học để đảm bảo tuân thủ "Chương trình minh bạch ảnh hưởng nước ngoài" của Úc hay không", ông Porter nói.
Trường Đại học Queensland, nơi có các lớp học của Viện Khổng Tử. Ảnh: Internet
Hôm 25-7, các trường đại học tại Úc cho biết đã “hết sức lưu ý” quy định của luật này, ra đời từ năm 2018.
“Các trường đại học của chúng tôi đang làm việc với Bộ tư pháp, và xem xét kỹ các thỏa thuận với các đối tác nước ngoài để đảm bảo họ tuân thủ luật mới”, bà Catriona Jackson, Giám đốc điều hành của Đại học Úc, nói với tờ The Guardian.
Trước đó tờ Sydnery Morning Herald của Úc công bố 11 trong số 13 hợp đồng giữa Học viện Khổng Tử và các trường đại học Úc.
Bốn hợp đồng trong số đó bao gồm các điều khoản đã đưa ra quyết định cuối cùng của các viện nghiên cứu Trung Quốc về “chất lượng giảng dạy” và các hoạt động phải tôn trọng “tập quán văn hóa”.
Đổi lại, các trường đại học nhận được khoản tài trợ tối thiểu từ 100.000 - 150.000 AUD và 3.000 cuốn sách Trung Quốc cùng các tài liệu khác.
Bốn trường đại học được nêu gồm Đại học Griffith, Đại học La Trobe, Đại học Charles Darwin và Đại Học Queensland đã tự bảo vệ mình việc nói rằng các trung tâm của Học viện Khổng Tử không có vai trò trực tiếp trong chương trình học thuật cấp bằng, mà chỉ là một hoạt động cho cộng đồng: giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ.
Các thỏa thuận giữa các trường đại học và Viện Khổng Tử giúp thúc đẩy mối quan hệ giáo dục giữa Trung Quốc và Úc.
Ước tính 190.000 sinh viên Trung Quốc học tập tại các trường đại học Úc, mang lại doanh thu nguồn doanh thu đáng kể.